04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

ngũ có mức lương đủ để đảm bảo lợi ích của họ, và những người không

muốn nhập ngũ không bị thiệt hại vì bị ép nhập ngũ trái ý muốn.

Người theo chủ nghĩa vị lợi có thể phản bác quân đội tình nguyện tốn kém

hơn so với quân đội quân dịch. Để đảm bảo quân đội về cả lượng và chất,

binh sĩ tình nguyện phải có lương và lợi ích cao hơn binh sĩ bị buộc nhập

ngũ. Vì vậy chủ nghĩa vị lợi có thể quan ngại rằng niềm vui tăng lên do binh

lính được trả lương cao sẽ bị kéo xuống do nỗi buồn của người nộp thuế bây

giờ phải trả nhiều hơn cho việc tuyển quân. Nhưng phản đối này rất không

thuyết phục, đặc biệt khi phải áp dụng các kiểu quân dịch (có hoặc không

cho phép người thay thế).

Nghe thật kỳ lạ khi khẳng định trên cơ sở thuyết vị lợi, chi phí lấy từ người

nộp thuế cho các dịch vụ công ích khác (chẳng hạn như cảnh sát và phòng

cháy chữa cháy- có thể được giảm bằng cách bắt buộc chọn ra một nhóm

người người ngẫu nhiên thực hiện các nhiệm vụ này với lương dưới mức thị

trường trả; hoặc chi phí bảo trì đường cao tốc sẽ giảm nếu yêu cầu một nhóm

người nộp thuế (được lựa chọn do bốc thăm) hoặc tự mình thực hiện công

việc hoặc thuê người khác làm thay. Sự bất bình do phải chịu các biện pháp

cưỡng chế có thể sẽ vượt quá lợi ích người nộp thuế có được do các dịch vụ

công rẻ hơn.

Vì vậy, theo lý luận của cả chủ nghĩa tự do cá nhân và chủ nghĩa vị lợi, quân

đội tình nguyện dường như là lựa chọn tốt nhất, hệ thống thời Nội chiến

đứng thứ hai, và quân dịch là cách mộ quân ít được mong muốn nhất. Nhưng

có ít nhất hai phản bác với suy nghĩ này. Một phản đối về công bằng và tự

do; phản đối kia về đạo đức công dân và công ích.

■ Phản đối 1: Công bằng và tự do

Phản đối đầu tiên cho rằng đối với những người có ít lựa chọn, thị trường tự

do không hoàn toàn tự do. Hãy xét một trường hợp cực đoan: theo nghĩa nào

đấy, quyết định ngủ dưới gầm cầu của người vô gia cư là một lựa chọn tự do;

nhưng chúng ta không nhất thiết coi sự lựa chọn đó là tự do. Chúng ta cũng

sẽ phi lý nếu giả định ông ta thích ngủ dưới gầm cầu hơn ngủ trong nhà. Để

biết lựa chọn của người đó phản ánh sở thích ngủ dưới gầm cầu hoặc là do

không có tiền thuê nhà, chúng ta cần phải biết về hoàn cảnh người đó. ông ta

làm điều này một cách tự do hay vì không còn cách nào khác?

Có thể hỏi thế với các lựa chọn của mọi người trong thị trường nói chung,

bao gồm cả việc lựa chọn các loại công việc khác nhau. Điều này áp dụng

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!