04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

điều xảy ra trước khi bạn sinh ra?

Thủ tướng Úc John Howard dùng nguyên nhân này để bác bỏ việc xin lỗi

chính thức thổ dân: “Tôi không tin thế hệ người Úc hiện nay phải chính thức

xin lỗi và chịu trách nhiệm về hành động của thế hệ trước”. Lập luận tương

tự được đưa ra trong cuộc tranh luận ở Mỹ về bồi thường cho chế độ nô lệ.

Henry Hyde, nghị sĩ đảng Cộng hòa, chỉ trích ý tưởng bồi thường trên căn

cứ: “Tôi không bao giờ sở hữu một nô lệ, không bao giờ áp bức bất cứ ai.

Tôi không biết có nên trả bồi thường hộ một ai đó [đã sở hữu nô lệ] ở các thế

hệ trước khi tôi sinh ra”. Walter E. Williams, nhà kinh tế người Mỹ gốc Phi

phản đối việc bồi thường, bày tỏ quan điểm tương tự: “Quá tuyệt nếu chính

phủ nhận tiền từ truyện cổ tích hay từ ông già Noel. Nhưng chính phủ lấy

tiền từ người dân, và không người dân nào còn sống bây giờ phải chịu trách

nhiệm về chế độ nô lệ”.

Đánh thuế người dân thời nay để lấy tiền bồi thường cho sai lầm trong quá

khứ có vẻ như làm nảy sinh một vấn đề đặc biệt. Nhưng vấn đề tương tự thế

cũng phát sinh trong các tranh luận về việc xin lỗi nhưng không đi kèm bồi

thường tài chính. Với lời xin lỗi, phải tính đến ý tưởng đằng sau: sự ghi nhận

về trách nhiệm. Bất cứ ai cũng có thể phàn nàn về sự bất công. Nhưng chỉ

người có liên quan mới có thể nói lời xin lỗi cho sự bất công đó. Phe chỉ

trích việc xin lỗi nắm chính xác tinh thần đó. Và họ bác bỏ ý kiến cho rằng

thế hệ hiện tại phải chịu trách nhiệm đạo đức về tội lỗi của cha ông mình.

Khi quốc hội tiểu bang New Jersey tranh luận vấn đề xin lỗi trong năm 2008,

một vị nghị sĩ đảng Cộng hòa hỏi: “Ai sống ở thời này phạm tội sử dụng nô

lệ và vì thế có khả năng xin lỗi vì hành vi phạm tội này?”. Câu trả lời rõ

ràng, ông nghĩ, là không có ai cả: “Những cư dân hiện tại của New Jersey,

ngay cả những người có tổ tiên là chủ nô, không có tội lỗi hay trách nhiệm

tập thể cho những sự kiện bất công mà cá nhân họ không đóng vai trò gì”.

Khi Hạ viện Mỹ chuẩn bị bỏ phiếu cho việc xin lỗi chế độ nô lệ và phân biệt

chủng tộc, một nghị sỹ Cộng hòa đã so sánh việc này với xin lỗi về những

hành động do “cụ của cụ của cụ” tôi thực hiện.

Chủ nghĩa cá nhân về đạo đức

Phản đối về nguyên tắc đối với việc chính thức xin lỗi này không dễ dàng

phản bác. Lý lẽ dựa trên khái niệm chúng ta chỉ chịu trách nhiệm với những

gì chúng ta làm, không phải hành động của người khác, hoặc các sự kiện bên

ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta không chịu trách nhiệm về tội

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!