04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Những lá thư như thế có thể làm giảm nỗi thất vọng của những người bị từ

chối, và kiềm chế sự ngạo mạn của những người trúng tuyển. Vậy tại sao các

trường tiếp tục gửi (và các ứng viên vẫn hy vọng) những lá thư tràn ngập lời

lẽ chúc mừng, ca ngợi? Có lẽ bởi vì các trường đại học không thể hoàn toàn

từ bỏ ý tưởng rằng vai trò của mình không chỉ hướng tới một vài mục tiêu

nhất định mà còn để vinh danh và tưởng thưởng một số giá trị nhất định.

Tại sao không bán đấu giá tuyển sinh đại

học?

Điều này dẫn chúng ta đến câu hỏi thứ hai về việc liệu trường cao đẳng và

dại học có thể xác định sứ mệnh của mình tùy thích không. Đặt vấn đề ưu

tiên dân tộc và chủng tộc sang một bên và xem xét một chính sách chống kỳ

thị gây tranh cãi - cuộc tranh luận về “ưu đãi hậu duệ”. Nhiều trường ưu tiên

cho con em cựu học sinh khi xét tuyển. Một lý do để làm việc đó là dần dần

xây dựng cộng đồng và tinh thần của trường. Một hy vọng khác là các cựu

sinh viên biết ơn sẽ hỗ trợ tài chính cho trường cũ một cách hào phóng.

Để cô lập lý do tài chính, xem xét điều các trường đại học gọi là “tuyển sinh

vì sự phát triển” - ưu tiên các thí sinh không phải con em cựu sinh viên

nhưng có gia đình giàu có, có thể đóng góp cho nhà trường một khoản tiền

lớn. Nhiều trường đại học tuyển những sinh viên như thế ngay cả khi điểm

tốt nghiệp và điểm thi vào của họ không cao - và nếu bình thường sẽ không

trúng tuyển. Để đẩy ý tưởng này đến cực điểm, tưởng tượng một trường đại

học quyết định bán đấu giá 10% số lượng tuyển sinh cho ai trả nhiều nhất.

Liệu hệ thống này có công bằng không? Nếu bạn tin rằng giá trị chỉ đơn giản

là khả năng đóng góp, theo cách này hay cách khác, hỗ trợ trường đại học

thực hiện sứ mệnh, câu trả lời là có. Dù sứ mệnh có là gì đi nữa, tất cả các

trương đại học cần tiền để đạt được mục tiêu.

Bằng định nghĩa mở rộng của Dworkin về giá trị đáng được thưởng, một

sinh viên xứng đáng được nhận vào trường vì món quà là một thư viện mới

trị giá 10 triệu đô la - việc trúng tuyển này phục vụ cho lợi ích chung của nhà

trường. Sinh viên - được nuôi dưỡng trong trại mồ côi -bị từ chối có thể phàn

nàn rằng họ không được đối xử công bằng. Nhưng trả lời của Dworkin trong

vụ Hopwood cũng có thể áp dụng cho họ. Công bằng chỉ đòi hỏi là không ai

bị từ chối vì thành kiến và khinh thường, và rằng ứng viên được đánh giá

theo các tiêu chí liên quan đến sứ mệnh mà trường đại học đặt ra cho bản

thân. Trong trường hợp này, những điều kiện được thỏa mãn. Các sinh viên

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!