04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Nhưng trường hợp cho phép trợ tử không nhất thiết phụ thuộc vào ý tưởng tự

sở hữu, hoặc cuộc sống của chúng ta thuộc về chúng ta. Nhiều người ủng hộ

trợ tử không sử dụng quyền tự sở hữu, nhưng ủng hộ nhân danh phẩm giá và

lòng từ bi. Họ nói rằng bệnh nhân bị bệnh nan y đang vô cùng đau khổ, thà

để họ đi sớm còn hơn bắt họ chịu đựng đau đớn kéo dài. Ngay cả những

người luôn tin chúng ta có nghĩa vụ chung phải bảo vệ mạng sống con người

cũng kết luận rằng ở một thời điểm nào đó, ý niệm từ bi lớn hơn bổn phận

phải thực hiện. Với bệnh nhân bị bệnh nan y, các lý lẽ của chủ nghĩa tự do cá

nhân ủng hộ trợ tử vẫn mắc mứu với lập luận về từ bi. Để đánh giá ảnh

hưởng đạo đức của ý tưởng tự sở hữu, hãy xét trường hợp trợ tử không liên

quan đến bệnh nhân bị bệnh nan y. Rõ ràng đây là một trường hợp kỳ lạ.

Nhưng điều này cho phép chúng ta đánh giá một mình logic của nhủ nghĩa tự

do cá nhân, mà không bị ý niệm nhân phẩm và từ bi xen vào.

Đồng thuận ăn thịt người

Năm 2001, có một cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở một làng vùng Rotenburg, nước Đức.

Bernd-Jurgen Brandes, một kỹ sư phần mềm 43 tuổi, đã trả lời một quảng

cáo trên Internet tìm kiếm một người tự nguyện để bị giết và ăn thịt. Quảng

cáo này được đăng bởi Armin Meiwes, một kỹ thuật viên máy tính 42 tuổi.

Meiwes không treo tiền bồi thường, chỉ quảng cáo là một trải nghiệm.

Khoảng hai trăm người đã trả lời quảng cáo này. Bốn người đã đến trang trại

của Meiwes để dự phỏng vấn, nhưng quyết định không tham gia. Nhưng khi

gặp và cùng Meiwes nhâm nhi cà phê, Brandes đã đồng ý. Meiwes giết vị

khách của mình, xả thịt, bảo quản trong túi nhựa đặt trong ngăn đá tủ lạnh.

Đến khi bị bắt, “Kẻ ăn thịt người làng Rotenburg” đã chén hơn hai mươi cân

thịt của nạn nhân tự nguyện, một số được nấu với dầu ô liu và tỏi.

Khi Meiwes được đưa ra xử, sự khủng khiếp của vụ án cuốn hút công chúng

và làm tòa bối rối. Đức không có luật xử việc ăn thịt người. Bên biện hộ cho

rằng không thể kết tội giết người bởi vì nạn nhân tự nguyện tham gia vào cái

chết của chính mình. Luật sư của Meiwes nghĩ khách hàng của ông chỉ có tội

duy nhất là “giết người theo thỉnh nguyện” - một hình thức trợ tử có mức án

tối đa năm năm. Tòa án đã cố gắng giải quyết vấn đề hóc búa và kết án

Meiwes tội ngộ sát và phạt tù tám năm rưỡi. Nhưng hai năm sau, Tòa phúc

thẩm bác bỏ, coi án này quá nhẹ, và kết Meiwes án chung thân. Trong đoạn

kết kỳ lạ của câu chuyện khủng khiếp, kẻ giết người ăn thịt ăn chay trường

trong tù, với lý do trồng trọt theo kiểu công nghiệp là vô nhân đạo.

Vụ ăn thịt người giữa những người trưởng thành tự nguyện đặt ra thử thách

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!