04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Aristotle có vẻ ý thức luận điểm của mình có vấn đề, bởi vì ông nhanh chóng

làm rõ: “Nhưng dễ dàng nhận thấy những người có quan điểm trái ngược

cũng có thể đúng”. Nhìn vào thực trạng chế độ nô lệ ở thành bang Athens

thời đó, Aristotle đã phải thừa nhận rằng các nhà phê bình đã có ý kiến đúng.

Nhiều người có thân phận nô lệ chỉ vì nguyên nhân hoàn toàn ngẫu nhiên:

trước khi bị bắt trong chiến tranh, họ là người tự do. Thân phận nô lệ của họ

chẳng liên quan gì đến việc họ có thích hợp với vai trò này hay không. Với

họ, thân phận nô lệ không phải tự nhiên, mà là sự bất hạnh. Theo tiêu chuẩn

riêng của Aristotles, tình cảnh nô lệ của họ là bất công: “Không phải tất cả

những người đáng làm nô lệ, hoặc người tự do, là bẩm sinh nô lệ hoặc bẩm

sinh tự do”.

Aristotle hỏi: Làm thế nào bạn có thể nói ai thích hợp làm nô lệ? Về nguyên

tắc, bạn sẽ phải xem ai - nếu có - vui vẻ khi là nô lệ, và ai giận dữ trong vai

trò đó hoặc cố gắng trốn chạy. Sự cần thiết phải cưỡng bức là dấu hiệu rõ

ràng chỉ ra người nô lệ đang xét đến không phù hợp với vai trò đó.

Với Aristotle, cưỡng bức là dấu hiệu bất công, không phải vì sự đồng ý hợp

thức hóa tất cả các vai trò, mà vì cưỡng bức chứng tỏ sự thích hợp trái tự

nhiên. Những người đảm nhận vai trò phù hợp với bản chất bẩm sinh của

mình không cần bị ép buộc. Với lý luận chính trị của chủ nghĩa tự do, chế độ

nô lệ bất công vì mang tính cưỡng bức. Với thuyết mục đích luận, chế độ nô

lệ bất công vì đi ngược với bản chất của chúng ta, cưỡng bức là dấu hiệu chứ

không phải là nguồn gốc của bất công. Hoàn toàn có thể giải thích sự bất

công của chế độ nô lệ theo đạo đức telos và sự thích hợp, và Aristotle đã đi

được một đoạn đường theo hướng đó (mặc dù chưa đi trọn con đường)

Đạo đức telos và sự thích hợp thực ra đã đặt ra tiêu chuẩn đạo đức cho công

lý lao động khắt khe hơn so với nguyên tắc lựa chọn và đồng thuận của chủ

nghĩa tự do dân .chủ, Xem xét một công việc nguy hiểm, lặp đi lặp lại như

làm việc nhiều giờ trên dây chuyền tại một nhà máy chế biến thịt gà. Hình

thức lao động này công bằng hay bất công?

Với chủ nghĩa tự do cá nhân cá nhân, câu trả lời phụ thuộc vào việc liệu

công nhân có tự do lựa chọn công việc này để lĩnh lương: nếu có, việc này

công bằng. Đối với Rawls, cách sắp xếp thế chỉ công bằng khi trao đổi lao

động tự do diễn ra với trạng thái nền tảng công bằng. Với Aristotle, thậm chí

sự đồng ý cùng với trạng thái nền tảng công bằng vẫn không đủ, để công

bằng, công việc phải phù hợp với bản chất của người lao động thực hiện nó.

Một số công việc không vượt qua bài kiểm tra này. Chúng rất nguy hiểm, lặp

đi lặp lại, và hoàn toàn không thích hợp cho con người. Khi đó, công lý yêu

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!