04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

thưởng cho những người xứng đáng đã ăn sâu vào nếp nghĩ, có lẽ tại Hoa Kỳ

còn sâu đậm hơn các xã hội khác. Các chính trị gia không ngừng tuyên bố

rằng những người “làm việc chăm chỉ và chơi đúng luật” xứng đáng được

thăng tiến, và động viên những người thực hiện giấc mơ Mỹ hãy coi thành

công như sự phản ánh các giá trị của mình. Trong hoàn cảnh tốt nhất, niềm

tin này thành một sự may mắn về nhiều mặt. Nhưng sự khăng khăng suy

nghĩ này trở thành một chướng ngại vật để đoàn kết xã hội; càng coi thành

công là của riêng, do chính mình tạo ra, chúng ta càng có ít trách nhiệm với

những người rơi lại phía sau.

Có thể chính niềm tin sắt đá - rằng thành công nên được xem là phần thưởng

cho giá trị - đơn giản chỉ là một sai lầm, một sự huyễn hoặc mà chúng ta nên

cố gắng phá bỏ. Luận điểm của Rawls về tính ngẫu nhiên đạo đức của vận

may khiến cho nó bị ngờ vực nhiều hơn. Tuy nhiên trên khía cạnh chính trị

hay triết học, không thể tách Lập luận về công lý ra khỏi các cuộc tranh luận

về sự xứng đáng một cách dứt khoát như Rawls và Dworkin đề nghị. Hãy để

tôi cố gắng giải thích lý do tại sao.

Trước tiên, công lý thường có khía cạnh tôn vinh. Cuộc tranh luận về công lý

phân phối không chỉ xem ai được gì mà còn xem những phẩm chất, giá trị

nào xứng đáng được vinh danh và tưởng thưởng. Thứ hai, ý tưởng giá trị chỉ

phát sinh khi các tổ chức xã hội xác định được sứ mệnh của mình gặp một

rắc rối: các tổ chức xã hội nổi bật nhất trong các cuộc tranh luận về công lý -

trường học, đại học, ngành nghề, cơ quan chính quyền - không được tự do

xác định sứ mệnh của mình một cách tùy thích. Các tổ chức này được xác

định, ít nhất một phần nào đó, bởi các mục tiêu tốt đẹp khác biệt họ hướng

tới. Trong khi tại bất kỳ thời điểm nào cũng có thể tranh cãi về sứ mệnh của

một trường luật, của quân đội hay của một dàn nhạc, nó lại không phù hợp

với tất cả các trường hợp. Một số mục tiêu tốt đẹp nhất định thích hợp với

các tổ chức xã hội nhất định, và bỏ qua những mục tiêu này khi phân phối có

thể là một kiểu tha hóa.

Ta có thể thấy cách công lý nhập nhằng với tôn vinh bằng cách nhớ lại

trường hợp Hopwood. Giả sử Dworkin đúng khi cho rằng sự xứng đáng về

mặt đạo đức chẳng liên quan gì đến ai trúng tuyển. Dưới đây là bức thư từ

chối của Khoa Luật lẽ ra nên gửi đến Hopwood;

Kính thưa cô Hopwood,

Chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng đơn xin nhập học của cô đã bị từ

chối, xin hãy hiểu rằng chúng tôi không có ý làm cô buồn vì quyết định này.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!