04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Nhiều người ghi nhận những điểm tương đồng giữa John F. Kennedy và

Barack Obama. Cả hai đều trẻ, hùng biện, là chính khách biết gây cảm hứng

và việc thắng cử của họ đánh dấu một thế hệ lãnh đạo mới. Và cả hai đều tìm

cách tập hợp người Mỹ vào một kỷ nguyên công dân dấn thân mới. Nhưng

quan điểm của họ về vai trò tôn giáo trong chính trị hầu như rất khác biệt.

Khát vọng có được tính trung lập

Việc Kennedy xem tôn giáo là vấn đề riêng, chứ không phải vấn đề chung,

thể hiện nhu cầu xóa bỏ thành kiến chống Công giáo. Nó phản ánh một triết

lý chung sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ trong những năm 1960 và 1970 - triết lý

cho rằng chính quyền nên trung lập trong vấn đề đạo đức và tôn giáo, để cá

nhân tự do lựa chọn quan niệm riêng về lối sống tốt đẹp.

Cả hai đảng chính trị lớn đều bị ý tưởng trung lập này thu hút, nhưng theo

những cách khác nhau. Tổng quan mà nói, đảng Cộng hòa áp dụng ý tưởng

này trong chính sách kinh tế, đảng Dân chủ áp dụng trong các vấn đề xã hội.

Đảng Cộng hòa chống lại việc chính quyền can thiệp vào thị trường tự do

với lý lẽ cá nhân cần được tự do đưa ra các lựa chọn kinh tế và tiêu tiền theo

ý thích, việc chính quyền tiêu tiền của người nộp thuế hoặc điều chỉnh các

hoạt động kinh tế vì mục đích chung bị coi là áp đặt quan điểm của nhà nước

về lợi ích chung mà không phải ai cũng chia sẻ. Họ ủng hộ cắt giảm thuế hơn

là cho phép chính quyền chi tiêu, bởi vì điều này để cá nhân tự quyết định

những mục tiêu theo đuổi và cách tiêu tiền của riêng mình.

Đảng Dân chủ bác bỏ quan điểm cho rằng thị trường tự do đứng trung lập

giữa các mục tiêu và bảo vệ việc chính quyền can thiệp vào nền kinh tế.

Nhưng sang vấn đề xã hội và văn hóa, họ lại sử dụng ngôn ngữ mang tính

trung lập. Họ cho rằng chính quyền không nên “quy định về đạo đức” trong

các lĩnh vực xử sự tình dục, quyết định sinh sản vì làm như thế là áp đặt

niềm tin đạo đức và tôn giáo lên người khác. Thay vì hạn chế phá thai hoặc

quan hệ đồng tính, chính quyền nên đứng trung lập trong các vấn đề liên

quan đến đạo đức và cho phép cá nhân quyền tự lựa chọn.

Năm 1971, khi tác phẩm Một học thuyết về công lý của John Rawls đưa ra

triết lý bảo vệ khái niệm trung lập của phe tự do dân chủ mà bài diễn văn của

Kennedy đã gợi lên. Trong những năm 1980, những người chỉ trích kiểu

cộng đồng tính trung lập của phe tự do dân chủ đã nghi ngờ quan điểm cái

tôi tự do lựa chọn, không bị ràng buộc vốn có vẻ đã làm suy yếu học thuyết

của Rawls. Họ tranh luận không chỉ vì những khái niệm mạnh hơn về cộng

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!