04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

sẽ được chọn. Nhưng trước khi chuyển sang các nguyên tắc này, chúng ta

hãy xét một câu hỏi: Liệu sự thực nghiệm giả tưởng của Rawls có là cách

đúng để suy nghĩ về công lý không? Làm thế nào mà nguyên tắc công lý lại

có thể bắt nguồn từ một thỏa thuận không bao giờ thực sự diễn ra?

Các hạn chế về mặt đạo đức của khế ước

Để đánh giá ảnh hưởng đạo đức của khế ước giả thuyết của Rawls, cần phải

biết giới hạn đạo đức của khế ước thực. Đôi lúc chúng ta cho rằng khi hai

người có một thỏa thuận, các điều khoản của thỏa thuận này hẳn là công

bằng. Nói cách khác, chúng ta giả định rằng hợp đồng biện minh cho những

điều khoản mà nó tạo ra. Nhưng không phải như vậy, ít nhất tự nó không

làm được vậy. Hợp đồng thực tế không phải công cụ đạo đức độc lập. Chỉ

việc bạn và tôi đi đến thỏa thuận không đủ để khiến thỏa thuận đó công

bằng. Với bất cứ hợp đồng thực tế nào, người ta luôn luôn có thể hỏi “Những

gì họ ưng thuận có công bằng không?”. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta

không chỉ đơn giản hướng sự chú ý vào chính hợp đồng mà cần có một số

tiêu chuẩn công bằng độc lập.

Tiêu chuẩn như thế đến từ đâu? Có lẽ bạn nghĩ đến từ một khế ước lớn hơn,

có từ trước - chẳng hạn như hiến pháp. Nhưng hiến pháp cũng gặp vấn đề

tương tự như các thỏa thuận khác. Thực tế hiến pháp được toàn dân thông

qua không chứng minh được các điều khoản của chúng công bằng. Hãy xét

Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, Hiến pháp này

vẫn có tì vết như chấp nhận chế độ nô lệ, và điểm hạn chế này tồn tại cho

đến cuộc Nội chiến. Việc được các đại biểu tại Philadelphia và sau đó là các

tiểu bang phê chuẩn không đủ để làm cho hiến pháp này công bằng.

Người ta có thể lập luận sai lầm này có thể bắt nguồn từ một thiếu sót trong

sự ưng thuận. Nô lệ người Mỹ gốc Phi không nằm trong Hội nghị Lập hiến,

phụ nữ cũng thế (nữ giới giành được quyền bỏ phiếu sau đó một thế kỷ).

Chắc chắn một hội nghị mang tính đại diện hơn sẽ tạo ra một hiến pháp công

bằng hơn. Nhưng đó là chỉ sự phỏng đoán. Không một khế ước xã hội thực

tế hay hội nghị lập hiến nào, dù mức độ đại diện đến đâu, có thể đảm bảo tạo

ra các điều khoản hợp tác công bằng cho xã hội.

Với những người tin đạo đức bắt đầu và kết thúc với sự ưng thuận, điểu này

có vẻ là một luận điểm khó nghe. Nhưng không phải toàn bộ luận điểm đều

gây tranh cãi. Chúng ta thường hỏi các giao dịch mọi người thực hiện có

công bằng không. Và chúng ta quá quen thuộc với tính ngẫu nhiên có thể

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!