04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

sẽ đòi con sau khi sinh hoặc tòa án sẽ thiên vị cô ta. Họ chỉ cần một phụ nữ

khỏe mạnh, sẵn sàng mang thai và tuân thủ các quy định cụ thể: không uống

rượu, hút thuốc, tiêm chích ma túy trong thai kỳ.

Mặc dù việc mang thai hộ đã làm tăng nguồn cung những người đẻ thuê

tương lai, nhưng lượng cầu cũng tăng. Người đẻ thuê bây giờ nhận khoảng

20.000 đến 25.000 đô la mỗi lần mang thai. Tổng chi phí (bao gồm cả chi

phí y tế và pháp lý) thông thường khoảng 75.000 đến 80.000 đô la.

Khi giá cả leo thang, không có gì ngạc nhiên khi thấy các bậc cha mẹ tương

lai bắt đầu tìm kiếm các lựa chọn có chi phí thấp hơn. Cũng như các sản

phẩm và dịch vụ khác trong nền kinh tế toàn cầu, dịch vụ mang thai hộ bây

giờ có thé được thuê ở nước ngoài với chi phí thấp. Năm 2002, Ấn Độ hợp

pháp hóa việc đẻ thuê lấy tiền với hy vọng thu hút khách hàng nước ngoài.

Thành phố Anand ở miền Tây Ấn Độ sẽ sớm trở thành trung tâm mang thai

hộ giống như Bangalore là trung tâm trả lời điện thoại. Vào năm 2008, hơn

50 phụ nữ ở thành phố này đã mang thai hộ cho các cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ,

Đài Loan, Anh, và các nơi khác. Một bệnh viện cung cấp nhà ở, đầy đủ

người giúp việc, đầu bếp, bác sĩ cho 15 phụ nữ mang thai hộ cho khách hàng

trên khắp thế giới. Khoản tiền những người phụ nữ này kiếm được (từ 4.500

đến 7.500 đô la), thường nhiều hơn thu nhập trong 15 năm của họ, và đủ để

họ mua nhà hoặc cho con mình đi học. Đối với các bậc cha mẹ tương lai, sự

sắp đặt ở Anand thực sự là món hời. Tổng chi phí khoảng 25.000 đô la (bao

gồm cả chi phí y tế, thanh toán cho người đẻ thuê, vé máy bay khứ hồi, tiền

khách sạn cho hai chuyến đi). Khoản tiền này chỉ bằng một phần ba chi phí

nếu thực hiện ở Hoa Kỳ.

Một số người cho rằng đẻ thuê thương mại ngày nay ít gây phiền hà về mặt

đạo đức hơn vụ sắp đặt dẫn đến vụ kiện Baby M. Vì người đẻ thuê không

cung cấp trứng, chỉ cung cấp tử cung và mang thai hộ nên người ta có thể lập

luận rằng đứa con trong bụng không phải đứa con ruột của cô. Theo quan

điểm này, không có em bé nào bị bán, và yêu cầu đòi con ít có khả năng thực

hiện.

Nhưng việc mang thai hộ không giải quyết được tình thế khó xử về đạo đức.

Có thể đúng là liên kết giữa đứa bé với người chỉ mang thai hộ không sâu

đậm như với người mang thai hộ cung cấp cả trứng. Nhưng chia ba vai trò

của người mẹ (mẹ nuôi, nguồn cung cấp trứng và người mang thai) thay vì

chia hai không giải quyết được câu hỏi ai xứng đáng là mẹ.

Có chăng thì việc thuê mang thai hộ ở nước ngoài - xuất hiện một phần do

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!