04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

ngưỡng và tự do tư tưởng. Và chúng ta có thể khẳng định rằng nguyên tắc

này được ưu tiên hơn tất cả nỗ lục để tối đa hóa lợi ích chung. Chúng ta sẽ

không hy sinh các quyền và tự do cơ bản vì lợi ích xã hội và kinh tế.

Chúng ta chọn nguyên tắc khống chế bất bình đẳng xã hội và kinh tế nào?

Để đề phòng rủi ro rơi vào cảnh nghèo, thoạt đầu chúng ta có thể ủng hộ

phân phối thu nhập và sự giàu có ngang bằng nhau. Nhưng sau đó chúng ta

phát hiện ra mình có thể làm tốt hơn, ngay cả đối với những người dưới đáy

xã hội. Giả sử bằng cách cho phép bất bình đẳng ở mức độ nhất định, chẳng

hạn như lương bác sĩ cao hơn lương tài xế xe buýt; chúng ta có thể cải thiện

tình cảnh những người kém thế - bằng cách gia tăng khả năng tiếp cận dịch

vụ y tế của người nghèo. Cho phép khả năng này xuất hiện, chúng ta áp dụng

điều Rawls gọi là “nguyên tắc khác biệt”: chỉ cho phép những bất bình đẳng

kinh tế và xã hội nào làm gia tăng lợi ích của các thành viên kém may mắn

nhất trong xã hội.

Chính xác thì tại sao chủ nghĩa quân bình[22] là nguyên tắc khác biệt? Thật

khó nói, bởi vì tác dụng của sự chênh lệch tiền lương phụ thuộc vào hoàn

cảnh kinh tế và xã hội. Giả sử lương bác sĩ cao hơn khiến dịch vụ chăm sóc y

tế ở các vùng nông thôn nghèo khổ tốt hơn. Trong trường hợp đó, khác biệt

về lương có thể phù hợp với nguyên tắc của Rawls. Nhưng giả sử lương bác

sĩ cao không tác động đến dịch vụ y tế ở vùng xa Appalachia, mà lại chỉ

khiến cho có thêm nhiều bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở khu Beverly Mills.

Trong trường hợp đó, theo quan điểm của Rawls, mức chênh lệch về lương

sẽ rất khó biện minh.

Thế còn về khoản thu nhập lớn của Michael Jordan hay tài sản khổng lồ của

Bill Gates thì sao? Những bất bình đẳng này có phù hợp với nguyên tắc khác

biệt không? Tất nhiên, học thuyết của Rawls không có mục đích đánh giá

mức lương của người này hay người kia có công bằng không; mục đích của

học thuyết là cấu trúc cơ bản của xã hội, cũng như cách phân bổ quyền và

nghĩa vụ, thu nhập và của cải, quyền lực và cơ hội.

Với Rawls thì vấn đề cần hỏi là liệu tài sản của Gates có được tạo ra trong

một hệ thống mà xét tổng thể, vận hành vì lợi ích của những người yếu thế

nhất không. Ví dụ, tài sản này có chịu một mức thuế lũy tiến đánh thuế

người giàu nhằm cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế và phúc lợi cho người

nghèo không? Nếu có, và nếu hệ thống này làm người nghèo khá hơn so với

hệ thống chia đều tất cả, thì sự bất bình đẳng này phù hợp với nguyên tắc

khác biệt.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!