04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

như thế nào đối với việc tuyển quân? Chúng ta không thể xác định được

quân đội tình nguyện là công bằng hay bất công mà không biết nhiều về tình

trạng xã hội hiện tại: Tồn tại bình đẳng về cơ hội ở một mức độ hợp lý, hay

một số người có rất ít lựa chọn trong cuộc sống? Liệu ai cũng có cơ hội để

vào đại học, hay với một số người, cách duy nhất để học đại học là nhập

ngũ?

Theo quan điểm thị trường, quân đội tình nguyện hấp dẫn vì tránh cưỡng ép

tòng quân. Như thế nhập ngũ trở thành vấn đề đồng thuận. Nhưng một số

người sẵn sàng nhập ngũ cũng có thể ghét tòng quân như những người không

nhập ngũ. Nếu nghèo đói và bất lợi kinh tế phổ biến, nhập ngũ đơn giản chỉ

phản ánh việc không có nhiều cơ hội khác.

Theo phản đối này, quân đội tình nguyện không phải hoàn toàn tự nguyện

như thoạt tưởng. Thực tế trong đó có thể có yếu tố cưỡng chế. Nếu trong xã

hội không có nhiều lựa chọn tốt khác, những người lựa chọn nhập ngũ có thể

bị tình trạng kinh tế ép buộc. Khi đó, sự khác biệt giữa quân dịch và quân đội

tình nguyện không phải là quân dịch có tính bắt buộc còn tình nguyện có

tính tự do; mà là ở chỗ mỗi cách tuyển quân sử dụng một hình thức cưỡng

bách khác nhau: pháp luật (trong trường hợp đầu tiên) và áp lực kinh tế

(trong trường hợp thứ hai). Chỉ khi có tương đối nhiều lựa chọn trong việc

xác định công việc tử tế thì mới có thể nói rằng nhập ngũ vì lương cao phản

ánh sở thích của người dân chứ không phải do xã hội quá ít lựa chọn.

Ở một mức độ nào đó, thành phần giai tầng của quân đội tình nguyện ngày

nay minh chứng rõ ràng phản đối này. Xét tỷ lệ thành phần giai tầng trong

quân đội: chiếm tỷ lệ lớn bất thường là thanh niên từ tầng lớp thu nhập thấp

và trung bình (thu nhập gia đình trung bình từ 30.850 đô la đến 57.836 đô

la). Tỷ lệ ít nhất là từ nhóm 10% dân số nghèo nhất (nhiều người thiếu các

điều kiện giáo dục và kỹ năng tiên quyết) và nhóm 20% giàu có nhất (những

người từ các gia đình thu nhập trung bình trên 66.329 đô la). Trong những

năm gần đây, hơn 25% tân binh được tuyển dụng thiếu bằng cấp 3. Và trong

khi 46% dân số có trình độ đại học, chỉ có 6,5% trong số binh lính từ 18 đến

24 tuổi đã từng học đại học.

Trong những năm gần đây, thanh niên trong các gia đình thượng lưu của xã

hội Mỹ không sẵn sàng nhập ngũ. Tên của một cuốn sách gần đây về thành

phần giai tầng trong lực lượng quân sự diễn đạt chính xác vấn đề này: Sự

vắng mặt không thể biện minh của tầng lớp trên trong quân đội Hoa Kỳ

(Unexcused Absence of America’s Upper Classen from Military Service). Ở

Đại học Princeton, trong số 750 sinh viên tốt nghiệp năm 1956, phần lớn

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!