04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

hơn để cho phép phân phối thu nhập và của cải dựa vào phân phối các tài

năng thiên bẩm chứ không phải số phận lịch sử và xã hội”.

Rawls kết luận do cùng một nguyên nhân (dù mức độ ít hơn) khái niệm công

lý của chế độ nhân tài cũng không hoàn thiện như khái niệm của chủ nghĩa

tự do cá nhân, cả hai đặt việc phân phối căn cứ trên các yếu tố ngẫu nhiên về

mặt đạo đức. “Một khi chúng ta gặp khó khăn trong việc xác định cách phân

phối do ảnh hưởng của tính ngẫu nhiên về mặt xã hội hoặc sự may rủi thiên

bẩm, chúng ta sẽ bị ràng buộc phải chịu đựng những ảnh hưởng của yếu tố

khác. Từ góc độ đạo đức, cả hai đều mang tính ngẫu nhiên như nhau”.

Rawls lập luận: Một khi chúng ta nhận thấy sự ngẫu nhiên về mặt đạo đức

làm hỏng cả lý thuyết về công lý của chủ nghĩa tự do cá nhân và chế độ nhân

tài, chúng ta không thể thỏa mãn khi thiếu một quan niệm quân bình hơn.

Nhưng quan niệm này là gì? Nó là thứ khắc phục bất bình đẳng cơ hội giáo

dục, hay là thứ hoàn toàn khác để khắc phục sự bất bình đẳng thiên bẩm?

Nếu chúng ta băn khoăn bởi thực tế là một số người chạy nhanh hơn những

người khác, chúng ta có nên buộc người chạy nhanh phải đi đôi giày thật

nặng không? Một số người phản đối chủ nghĩa quân bình cho rằng ngoài xã

hội thị trường nhân tài chỉ có một hình thức khác là cào bằng - bắt người tài

năng phải chịu thêm các vật cản.

Nỗi khiếp đảm chủ nghĩa quân bình

Truyện ngắn khoa học viễn tưởng Bergeron Harrison của nhà văn Kurt

Vonnegut diễn tả nỗi lo lắng này. Câu chuyện bắt đầu: “Đó là năm 2081, rồi

cuối cùng mọi người bình đẳng... Không ai thông minh hơn người khác.

Không ai dễ nhìn hơn người khác. Không ai khỏe mạnh và nhanh nhẹn hơn

người khác”. Sự bình đẳng triệt để này đã được thực thi bởi các đặc vụ của

Tướng Cào-bằng-cơ-hội Hoa Kỳ (the United States Handicapper General).

Công dân nào có trí thông minh trên mức trung bình được yêu cầu theo máy

thu kiểm soát tâm thần ở tai. Cứ hai mươi giây, máy phát của chính quyền

gửi tới một tiếng ồn to để ngăn chặn họ “lợi dụng ưu thế của bộ não.”

Cậu bé mười bốn tuổi Harrison Bergeron, thông minh, đẹp trai và có nhiều

năng khiếu hơn người bình thường và do vậy phải đeo một máy thu rất nặng.

Thay vì đeo một máy thu nhỏ, “cậu bé đeo trên tai một máy thu to đùng”. Dể

ngụy trang cho vẻ đẹp trai của mình, Harrison phải đeo “một quả bóng cao

su đỏ trên chóp mũi, cạo trụi lông mày, và nhuộm đen hàm răng trắng bóc

của mình”. Và để giảm thể lực của mình, cậu phải mặc một bộ giáp kim loại

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!