04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

tác viên đắc lực nhất giúp ông sửa đổi học thuyết của Bentham.

Lý lẽ tự do

Mill nỗ lực vất vả viết bài nhằm làm tương thích các quyền cá nhân với triết

thuyết vị lợi của Bentham mà ông chịu ảnh hưởng từ cha mình. Cuốn sách

Bàn về tự do (On Liberty, 1859) của ông là tác phẩm bảo vệ tự do cá nhân

kinh điển trong thế giới Anh ngữ. Nguyên tắc chính là người dân phải được

tự do làm bất cứ điều gì họ muốn, miễn là điều này khống gây hại cho người

khác. Chính phủ không được can thiệp vào tự do cá nhân với lý do bảo vệ

chính bản thân họ, hoặc để áp đặt ý kiến về lối sống tốt nhất cho đa số. Mill

cho rằng xã hội chỉ nên xét các hành động có tính hưởng đến người khác.

Miễn là tôi không làm hại bất cứ ai khác, “Tôi tuyệt đối độc lập. Tôi là chủ

nhân tuyệt đối của cả thân thể lẫn tâm hồn”.

Lập luận về quyền cá nhân này dường như đòi hỏi một diều gì đó mạnh hơn

tính có ích - điều mà nó biện minh. Hãy xét: Giả sử đa số ghét và muốn cấm

một tôn giáo nhỏ. Chẳng phải việc cấm sẽ tạo ra hạnh phúc lớn nhất cho

đông người nhất sao? Đúng, nhóm thiểu số bị cấm sẽ đau khổ và thất vọng.

Nhưng nếu nhóm đa số đủ đông và thực sự thù ghét nhóm tôn giáo nhỏ, hạnh

phúc tập thể của đa số lớn hơn hẳn nỗi đau khổ của nhóm thiểu số. Kịch bản

này cho thấy có vẻ tính có ích không phải là nền tảng đáng tin cậy cho tự do

tôn giáo. Nguyên tắc tự do của Mill dường như cần một cơ sở đạo đức chắc

chắn hơn nguyên lý vị lợi của Bentham.

Mill không đồng ý vậy. Ông nhấn mạnh trường hợp tự do cá nhân phụ thuộc

hoàn toàn vào yếu tố sau của thuyết vị lợi: “Hoàn toàn phù hợp khi nói rằng

tôi từ bỏ bất kỳ lợi thế nào thuộc về lý lẽ của tôi bắt nguồn từ ý tưởng quyền

trừu tượng của con người - là thứ độc lập với tính hữu ích. Tôi coi lợi ích là

mục tiêu cuối cùng của tất cả các vấn đề đạo đức, nhưng phải là lợi ích trong

phạm vi lớn nhất, căn cứ trên lợi ích vĩnh cửu của con người là một thực thể

tiến bộ”.

Mill cho rằng chúng ta nên tối đa hóa lợi ích - không phải trong từng trường

hợp riêng lẻ - mà là về lâu về dài. Và ông lập luận tôn trọng tự do cá nhân sẽ

dần dần mang đến hạnh phúc lớn lao nhất cho loài người. Cho phép đa số bịt

miệng nhóm bất đồng chính kiến hoặc kiểm duyệt các nhà tư tưởng tự do có

thể tối đa hóa lợi ích ngày hôm nay, nhưng về lâu dài sẽ khiến xã hội tồi tệ

hơn (ít hạnh phúc đi).

Tại sao chúng ta lại cho rằng về lâu về dài, bảo vệ tự do cá nhân và quyền

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!