04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Nếu bồi thẩm đoàn tức giận về mức giá (chứ không phải về nguyên tắc) thì

người theo thuyết vị lợi có thể đồng ý với họ. Rất ít người chấp nhận chết

trong một vụ đụng xe với giá 200.000 đô la. Hầu hết mọi người đều có khát

vọng sống. Để đo hiệu quả đầy đủ về tính “ích lợi” của một ca tử vong giao

thông, người ta sẽ phải tính cả tổn thất về hạnh phúc trong tương lai mà nạn

nhân không được hưởng chứ không chỉ tính thu nhập mất đi và phí tổn tang

lễ. Vậy thì, mạng sống con người có giá thực sự là bao nhiêu?

Giảm giá bậc cao niên

Khi cố gắng trả lời câu hỏi này, Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA:

Environmental Protection Agency) cũng châm ngòi một cơn tức giận về mặt

đạo đức nhưng theo kiểu khác. Năm 2003, EPA giới thiệu một phân tích lợi

ích - phí tổn của tiêu chuẩn ô nhiễm không khí mới. Cơ quan này đánh giá

mạng sống con người cao hơn Ford nhiều, nhưng phụ thuộc vào độ tuổi: 3,7

triệu đô la một mạng người do không khí sạch hơn, nhưng mạng sống cụ già

quá 70 tuổi chỉ có giá 2,3 triệu đô la. Nằm phía sau sự khác biệt trong định

giá là một ý tưởng vị lợi: cứu mạng sống người già lãng phí hơn cứu mạng

sống người trẻ (người trẻ sống dài hơn, và do đó hưởng nhiều hạnh phúc

hơn).

Phe ủng hộ người cao tuổi không chấp nhận điều này. Họ phản đối việc

“giảm giá bậc cao niên” và cho rằng chính quyền không nên đánh giá mạng

sống người trẻ cao hơn người già. Do quá nhiều kháng nghị, EPA nhanh

chóng loại bỏ mức chênh lệch này và rút bản báo cáo lại.

Nhưng người chỉ trích thuyết vị lợi dùng những vụ việc trên như bằng chứng

cho thấy phân tích lợi ích - phí tổn là sai lầm, và rằng việc dùng tiền định giá

mạng sống con người là sai trái về mặt đạo đức. Người bảo vệ việc phân tích

lợi ích - phí tổn không đồng ý vậy. Họ cho rằng xã hội thực ra ra đã “hy

sinh” nhiều mạng sống vì ích lợi chung. Mạng sống con người có giá - họ

nhấn mạnh thế - cho dù chúng ta có thừa nhận hay không. Ví dụ, việc sử

dụng ô tô chắc chắn làm nhiều người chết - hơn bốn mươi ngàn người chết

mỗi năm tại Hoa Kỳ. Nhưng điều đó không làm xã hội chúng ta từ bỏ ô tô.

Trên thực tế, điều đó không đưa chúng ta đến chỗ hạ thấp tốc độ tối đa.

Trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1974, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành giới

hạn tốc độ toàn quốc là 88km/giờ. Mặc dù mục đích là để tiết kiệm năng

lượng, giới hạn tốc độ làm giảm số lượng tử vong do tai nạn giao thông.

Trong những năm 1980, Quốc hội bãi bỏ hạn chế này và hầu hết các tiểu

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!