04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

hơn, có giá trị hơn, cao thượng hơn những hạnh phúc khác?

Việc từ chối không phân biệt hạnh phúc lớn và hạnh phúc nhỏ gắn kết với

niềm tin của Bentham rằng tất cả các giá trị đều có thể được đo và quy đổi

trên cùng một thang giá trị. Nếu các trải nghiệm chỉ khác nhau ở mức độ

hạnh phúc hoặc nỗi đau mà chúng tạo ra - chứ không phải là chất lượng, thì

người ta có thể đo nó bằng một thang đo nào đó. Nhưng một số người phản

đối thuyết vị lợi ở điểm này: họ tin rằng một số hạnh phúc thực sự “lớn” hơn

những hạnh phúc khác.

Nếu một số hạnh phúc lớn hơn những hạnh phúc khác thì tại sao xã hội lại

đánh giá tất cả các sở thích đều như nhau, nói chi đến việc đem cộng tất cả

các sở thích lại? Hãy nhớ lại việc ném giáo dân cho sư tử ăn ở Đấu trường

La Mã. Một lý do phản đối cảnh tượng đẫm máu này là việc này vi phạm

quyền của các nạn nhân. Nhưng lý lẽ phản đối khác nữa là nó tạo ra một thú

vui thấp hèn chứ không phải một hạnh phúc cao quý. Phải chăng sẽ tốt hơn

nếu thay đổi chứ không phải đáp ứng những sở thích này?

Người ta nói rằng những người Thanh giáo[5] cấm trò thả chó cắn gấu bị

xích không phải vì trò này làm gấu bị đau mà vì kiểu hạnh phúc của người

xem. Trò chọc gấu không còn là một thú tiêu khiển phổ biến, nhưng chọi gà

và chọi chó vẫn còn sức thu hút lớn, và một số điều luật ngăn cấm các trò

này. Một lập luận biện minh cho các lệnh cấm là ngăn chặn sự tàn bạo với

động vật. Nhưng luật này cũng phản ánh một phán xét đạo đức rằng hạnh

phúc phát sinh từ trận chọi chó là đáng ghê tởm, và một xã hội văn minh nên

cấm. Bạn không cần phải theo Thanh giáo để cảm thông với kết luận này.

Bentham tổng hợp tất cả các sở thích - bất kể giá trị - trong việc xác định

pháp luật phải nên như thế nào. Nhưng nếu nhiều người thích chọi chó hơn

xem tranh Rembrandt[6], xã hội có nên đầu tư vào đấu trường chó chứ không

phải bảo tàng nghệ thuật? Nếu hạnh phúc nào đó thấp và hạ cấp, tại sao

người ta tính cả nó trong việc quyết định điều luật nào nên được ban hành?

Mill cố gắng bảo vệ thuyết vị lợi trước lập luận phản đối này. Không giống

Bentham, Mill tin có thể phân biệt giữa hạnh phúc lớn và hạnh phúc nhỏ -

tức có thể đánh giá chất lượng, không chỉ mức độ, cường độ các ước muốn

của chúng ta. Và ông nghĩ rằng có thể phân biệt bằng cách chỉ dựa vào

thuyết vị lợi mà không dựa vào bất kỳ ý tưởng đạo đức nào khác.

Mill bắt đầu bằng cam kết trung thành với các tín điều của thuyết vị lợi:

“Hành động là đúng nếu nó có xu hướng thúc đẩy hạnh phúc; hành động là

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!