04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

người thay thế và chỉ có 46.000 người thực sự nhập ngũ. Trong số những

người thuê người thay thế có Andrew Carnegie và JP Morgan, cha của

Theodore và Franklin Roosevelt, các tổng thống tương lai Chester A. Arthur

và Grover Cleveland.

Hệ thống tuyển quân thời Nội chiến có công bằng không? Khi tôi đặt câu hỏi

này, hầu hết sinh viên nói không. Không công bằng khi người giàu có thể

thuê người khác đi chiến đấu thay. Giống như nhiều người Mỹ phản đối

trong những năm 1860, họ coi hệ thống này là một hình thức phân biệt giai

cấp.

Sau đó tôi hỏi các sinh viên xem họ ủng hộ cơ chế nào: quân dịch hay quân

đội tình nguyện như quân đội Mỹ ngày hôm nay? Hầu như tất cả ủng hộ

quân đội tình nguyện (hầu hết người Mỹ cũng vậy). Nhưng điều này đặt ra

một câu hỏi khó: Nếu hệ thống thời Nội chiến không công bằng bởi vì cho

phép người giàu thuê người khác đi chiến đấu, thì cũng có thể áp dụng chính

lý lẽ phản đối này với quân đội tình nguyện? Tất nhiên phương pháp tuyển

mộ khác nhau. Andrew Carnegie phải tự tìm và trực tiếp trả tiền cho người

thay thế; còn quân đội bây giờ tuyển mộ những người lính chiến đấu ở Iraq

hoặc Afghanistan, và những người nộp thuế chúng ta cùng chung sức trả tiền

thuê họ. Nhưng vẫn là lý do đó: những ai không muốn đi lính thuê người

khác chiến đấu hộ và mạo hiểm mạng sống của họ trong các cuộc chiến

tranh của chúng ta. Vì vậy, sự khác biệt về mặt đạo đức ở đây là gì? Nếu hệ

thống thời Nội chiến cho phép thuê người thay thế là bất công, thì chẳng lẽ

quân đội tình nguyện lại không bất công sao?

Để nghiên cứu câu hỏi này, chúng ta đặt hệ thống thời Nội chiến sang một

bên và xem xét hai cách tuyển quân phổ biến: quân dịch và thị trường.

Ở hình thức đơn giản nhất, quân dịch tuyển lính bằng cách yêu cầu tất cả

công dân đủ điều kiện tham gia; hoặc nếu không cần thiết phải là tất cả, thì

bốc thăm xác định ai là người được tuyển. Đây là hệ thống Hoa Kỳ sử dụng

trong hai cuộc thế chiến. Chiến tranh Việt Nam sử dụng kiểu chế độ quân

dịch khác, phức tạp hơn và miễn quân dịch cho sinh viên và nhân công trong

một số ngành nghề, cho phép nhiều người không phải đi chiến đấu.

Sư tồn tại của chế độ quân dịch đổ thêm dầu vào thái độ phản đối Chiến

tranh Việt Nam, đặc biệt trong các trường đại học. Phần nào là để giải quyết

tình trạng này, Tổng thống Richard Nixon đã đề nghị hủy bỏ chế độ quân

dịch và vào năm 1973, khi Hoa Kỳ giảm dần sự hiện diện của mình ở Việt

Nam, tất cả lính quân dịch đều bị thay bằng lính tình nguyện. Do việc nhập

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!