04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Nhưng những tranh cãi này là không thể tránh khỏi. Công lý không thể

không phán xét. Cho dù chúng ta tranh cãi về gói cứu trợ tài chính hoặc huân

chương Tử tâm, việc mang thai hộ hay hôn nhân đồng tính, chính sách chống

kỳ thị hay việc phục vụ quân đội, lương giám đốc điều hành hay quyền sử

dụng xe điện khi chơi golf, các vấn đề công lý bị ràng buộc với những ý

niệm cạnh tranh nhau về tôn vinh và giá trị, niềm tự hào và sự công nhận.

Công lý không chỉ là cách phân phối đúng. Công lý cũng về cách xác định

giá trị đúng đắn.

Chính kiến về lợi ích chung

Nếu một xã hội công bằng đòi hỏi cùng nhau suy lý về lối sống tốt đẹp, vẫn

còn đó câu hỏi: loại thảo luận chính trị nào sẽ dẫn chúng ta theo hướng này.

Tôi không có một câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi trên, nhưng tôi có thể đưa ra

một vài gợi ý minh họa. Đầu tiên là một quan sát: Ngày nay, phần lớn các

tranh luận chính trị của chúng ta xoay quanh phúc lợi và quyền tự do - phát

triển kinh tế và tôn trọng quyền con người. Đối với nhiều người, nói chuyện

về giá trị trong chính trị gợi lên trong tâm trí cách những người bảo thủ tôn

giáo khuyên mọi người sống như thế nào.

Nhưng đây không phải là cách duy nhất để truyền tải những quan niệm về

đạo đức và lợi ích chung vào trong chính trị. Thách thức ở đây là phải hình

dung ra một nền chính trị coi những vấn đề đạo đức và tinh thần là nghiêm

túc, nhưng lồng ghép chúng vào các mối quan tâm về kinh tế và dân sự rộng

lớn hơn, chứ không chỉ là giới tính và nạo phá thai.

Trong đời tôi, tiếng nói dõng dạc nhất theo chiều hướng này là của Robert F.

Kennedy, khi ông vận động cho vị trí ứng cử viên tổng thống của đảng Dân

chủ vào năm 1968. Với ông, công lý không chỉ là kích thước và cách phân

phối sản phẩm quốc gia. Công lý có mục đích đạo đức cao hơn.

Khi phát biểu tại Đại học Kansas ngày 18-3-1968, Kehnedy nói về cuộc

chiến tranh Việt Nam, cuộc bạo loạn ở các thành phố Mỹ, sự bất bình đẳng

chủng tộc và cảnh đói nghèo ông chứng kiến ở Mississippi và Appalachia.

Sau đó ông chuyển từ các vấn đề công lý cụ thể này sang tranh luận rằng

người Mỹ đã đi đến chỗ đánh giá cao nhũng điều sai. Kennedy nói:

Ngay cả nếu chúng ta hành động để xóa nghèo về mặt vật chất, vẫn có một

nhiệm vụ lớn hơn. Đó là đương đầu với cái nghèo về sự thỏa mãn... vốn là

tất cả chúng ta phiền muộn. Người Mỹ đã trao mình cho “sự tích tụ đơn

thuần vật chất”.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!