04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

bất đồng chính kiến sẽ thúc đẩy phúc lợi của toàn xã hội? Mill nêu một số lý

do: Quan điểm bất đồng có thể đúng, hoặc đúng phần nào, và do đó giúp

hiệu chỉnh quan điểm thịnh hành. Và thậm chí nếu không được thế, đem ý

kiến chủ lưu tranh biện với những ý tưởng khác sẽ làm ý kiến chủ lưu không

trở nên giáo điều và thành kiến. Cuối cùng, một xã hội ép các thành viên khư

khư giữ truyền thống và quy củ có thể rơi vào tình trạng xơ cứng mất hiệu

quả, mất đi sức sống thúc đẩy xã hội phát triển.

Những suy đoán của Mill về việc tự do đem lại lợi ích cho xã hội có vẻ hợp

lý. Nhưng chúng không thể là cơ sở đạo đức có tính thuyết phục của quyền

cá nhân, ít nhất với hai lý do sau: Thứ nhất, việc tôn trọng quyền cá nhân vì

mục tiêu thúc đẩy tiến bộ xã hội khiến các quyền này trở thành con tin của

những bất trắc. Giả sử chúng ta gặp một xã hội đạt được hạnh phúc lâu dài

bằng phương pháp chuyên chế. Phải chăng người theo thuyết vị lợi kết luận

rằng, trong xã hội đó, về mặt đạo đức không cần quyền cá nhân? Thứ hai, lý

lẽ của thuyết vị lợi không cho rằng việc xâm phạm quyền của một ai đó là

sai phạm đối với một cá nhân cụ thể, bất kể điều này ảnh hưởng sao đến

phúc lợi chung. Nếu đa số bức hại tín đồ của một tôn giáo nhỏ, thuyết vị lợi

không xem đó là sự bất công với tín đồ cụ thể, mà chỉ coi việc này đơn thuần

gây ra hậu quả xấu - chẳng hạn không khoan dung có thể làm toàn thể xã hội

thiệt hại?

Mill có câu trả lời cho những thách thức trên, nhưng điều đó lại đưa ông

vượt ra ngoài phạm vi đạo đức của thuyết vị lợi. Theo Mill, buộc một người

sống theo phong tục, quy củ hoặc ý kiến hiện hành là sai, vì điều đó ngăn

cản anh ta đạt được mục tiêu tối thượng của cuộc đời con người: sự phát

triển toàn diện và tự do các khả năng của người đó. Mill lý giải sự tuân thủ là

kẻ thù của lối sống tốt đẹp.

Năng lực nhận thức, phán xét, ý kiến sáng suốt, hoạt động tinh thần, và thậm

chí cả ưu tiên đạo đức của con người chỉ được vận dụng khi đưa ra một sự

lựa chọn.

Người làm bất cứ điều gì vì đó là truyền thống thì không có sự lựa chọn.

Người đó không có kinh nghiệm thực tế trong việc nhận thức hoặc mong

muốn điều gì tốt đẹp nhất. Tinh thần và đạo đức giống như cơ bắp, chỉ được

cải thiện nếu được sử dụng... Nếu cho phép toàn bộ hoặc một phần thế giới

lên kế hoạch cho cuộc sống của mình, người đó chỉ cần đến những năng lực

bắt chước của loài vượn. Con người tự do lựa chọn cách sống của chính

mình, sử dụng tất cả năng lực của mình.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!