04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

luận về nghĩa vụ của chính phủ với người dân bản xứ. Từ thập niên 1910 đến

đầu những năm 1970, trẻ em thổ dân trong các gia đình lai trong hầu hết các

trường hợp, mẹ là người thổ dân và cha là người da trắng tạm thời bị tách

khỏi người mẹ đẻ của mình và đưa vào sống trong gia đình bố mẹ nuôi đa

trắng hay các trại định cư. Mục tiêu của chính sách là tìm cách đồng hóa

những đứa trẻ đó vào xã hội da trắng và đẩy nhanh tốc độ xóa bỏ nền văn

hóa bản xứ. Bộ phim Rabbit-Proof Fence (2002) mô tả những vụ bắt cóc

được chính quyền ủng hộ, bộ phim kể lại câu chuyện vào năm 1931, ba cô

gái trẻ trốn khỏi trại định cư và bắt đầu cuộc hành trình 1.200 dặm quay về

tìm mẹ.

Năm 1997, một ủy ban nhân quyền Úc ghi nhận sự tàn bạo đối với “thế hệ

thổ dân bị đánh cắp”, và đề nghị hàng năm dành một ngày làm ngày hối lỗi

quốc gia. Thủ tưởng John Howard khi đó từ chối xin lỗi chính thức. Xin lỗi

đã trở thành vấn đề tranh cãi trong nền chính trị Úc. Năm 2008, thủ tướng

mới trúng cử Kevin Rudd chính thức xin lỗi thổ dân. Mặc dù không đưa ra

mức bồi thường cá nhân, ông hứa hẹn các biện pháp khắc phục những bất lợi

về kinh tế và xã hội mà cộng đồng thổ dân Úc đã phải gánh chịu.

Tại Hoa Kỳ, cuộc tranh luận về việc xin lỗi công khai và bồi thường cũng đã

dần nổi lên trong những thập kỷ gần đây. Năm 1988, Tổng thống Ronald

Reagan ký thông qua đạo luật xin lỗi chính thức người Mỹ gốc Nhật vì bị

giam giữ trong trại giam trên bờ Tây trong Thế chiến thứ ha! Ngoài lời xin

lỗi, luật quy định bồi thường 20.000 đô la cho mỗi nạn nhân sống sót, và

thành lập các quỹ nhằm khuyến khích tìm hiểu lịch sử văn hóa Mỹ-Nhật.

Năm 1993, Quốc hội xin lỗi về một sai trái trong quá khứ xa hơn, cách đó

một thế kỷ - vụ lật đổ vương quốc độc lập Hawaii.

Có lẽ vấn đề xin lỗi lớn nhất hãy còn mập mờ ở Hoa Kỳ liên quan đến di sản

chế độ nô lệ. Lời hứa trong cuộc nội chiến - mỗi nô lệ giải phóng được nhận

“bốn mươi mẫu đất và một con la” - không bao giờ được thực hiện. Trong

những năm 1990, phong trào bồi thường cho người da đen lại được chú ý tới.

Từ năm 1989, hàng năm, nghị sĩ John Conyers đề nghị Quốc hội thành lập

ủy ban nghiên cứu bồi thường cho người Mỹ gốc Phi. Mặc dù giành được sự

ủng hộ của nhiều tổ chức người Mỹ gốc Phi và các nhóm hoạt động vì quyền

dân sự, ý tưởng bồi thường vẫn chưa được công luận chú ý. Cuộc thăm dò

cho thấy trong khi đa số người gốc Phi ủng hộ bồi thường, chỉ 4% người da

trắng đồng ý.

Mặc dù phong trào đòi bồi thường có thể đã chững lại, một làn sóng xin lỗi

chính thức lại nổi lên trong những năm gần đây. Năm 2007, Virginia, vốn là

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!