04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Theo khía cạnh này, cuộc xung đột về người cổ vũ ở Tây Texas ứng với một

phần học thuyết của Aristotle về công lý. Trọng tâm trong triết lý-chính trị

của Aristotle là hai ý tưởng, cả hai đều hiện diện trong cuộc tranh luận liên

quan đến Callie:

1. Công lý có tính mục đích luận. Việc xác định các quyền đòi hỏi chúng ta

tìm ra telos của tập quán xã hội đang bàn tới.

2. Công lý có tính tôn vinh. Suy luận hay tranh luận về telos của một tập

quán là suy luận hay tranh luận (ít nhất là phần nào đó) về những giá trị tập

quán này tôn vinh và khen thưởng.

Chìa khóa để hiểu lý thuyết về đạo đức và chính trị của Aristotle là xem ảnh

hưởng của hai ý tưởng trên và mối quan hệ giữa chúng.

Các thuyết hiện đại về công lý cố gắng tách những câu hỏi về công bằng và

quyền khỏi lý lẽ về danh dự, giá trị, sự xứng đáng về mặt đạo đức. Họ tìm

kiếm các nguyên tắc công lý trung lập giữa các mục tiêu và cho phép mọi

người lựa chọn theo đuổi mục tiêu của chính mình. Aristotle (384-322 trước

Công nguyên) không nghĩ Công lý có thể có vị trí trung lập như thế. Ông tin

tranh luận về công lý không tránh khỏi là tranh luận về sự vinh danh, giá trị,

và bản chất của lối sống tốt đẹp.

Việc tìm hiểu tại sao Aristotle cho rằng công lý phải được kết nối với lối

sống tốt đẹp sẽ giúp chúng ta nhìn thấy những gì bị đe dọa trong nỗ lực tách

chúng ra.

Đối với Aristotle, công lý có nghĩa là cho mọi người những gì họ xứng đáng,

trao cho mỗi người cái họ đáng hưởng. Nhưng cái một người đáng hưởng là

gì? Giá trị đáng tưởng thưởng hay sự xứng đáng căn cứ vào đâu? Điều đó

phụ thuộc vào thứ đang được phân phối. Công lý liên quan đến hai yếu tố:

“Điều gì, và những người được giao điều đó”. Và nói chung, chúng ta nói

rằng “những người bình đẳng cần phải được nhận những thứ bình đẳng”.

Nhưng ở đây phát sinh một câu hỏi khó: bình đẳng theo khía cạnh nào? Điều

đó phụ thuộc vào những gì chúng ta phân phối và về các giá trị liên quan đến

những thứ đó.

Giả sử chúng ta phân phối sáo. Ai sẽ nhận được cây sáo tốt nhất? Câu trả lời

của Aristotle: sáo tốt nhất dành cho người thổi hay nhất.

Công lý phân biệt đối xử theo giá trị, theo sở trường có liên quan. Và trong

trường hợp cây sáo, giá trị liên quan là khả năng thổi hay. Hẳn sẽ bất công

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!