04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

chọn, cái tôi không bị ràng buộc theo đúng lý luận tôi đã trình bày. Chúng

bác bỏ luận điểm đặt quyền cao hơn điều tốt, và cho rằng chúng ta không thể

lý giải về công lý bằng cách bỏ đi mục tiêu và các quan hệ gắn bó của chúng

ta. Người ta gọi đó là lý lẽ chỉ trích chủ nghĩa tự do dân chủ hiện đại theo

kiểu “cộng đồng”.

Hầu hết những người chỉ trích khó chịu với tên gọi này, vì nghe như thể đưa

ra quan điểm tương đối rằng công lý đơn giản chỉ là điều mà một cộng đồng

cụ thể định ra. Nhưng quan ngại này làm nảy sinh một điểm quan trọng:

Những ràng buộc do cộng đồng tạo ra có thể mang tính áp bức. Tự do của

chủ nghĩa tự do dân chủ được xây dựng như liều thuốc giải độc cho những lý

thuyết chính trị coi con người có định mệnh cố định - phụ thuộc vào giai cấp

hay tầng lớp, vị trí hay thứ hạng, tập quán, truyền thống, hay tình trạng thừa

kế. Vì vậy, làm sao có thể xác nhận sức nặng về đạo đức của cộng đồng

trong khi vẫn tôn trọng tự do của con người? Nếu quan niệm về con người

theo chủ nghĩa tự nguyện quá sơ sài, nếu tất cả các nghĩa vụ của chúng ta

không phải là sản phẩm tự nguyện, thì làm sao chúng ta có thể thấy mình có

được chỗ đứng trong cộng đồng trong khi vẫn tự do?

Người kể chuyện

Alasdair MacIntyre đưa ra một câu trả lời xuất sắc cho câu hỏi này. Trong

cuốn sách Phía sau phẩm hạnh (After Virtue, 1981), ông lý giải cách chúng

ta, với tư cách là những tác nhân đạo đức, hướng tới mục đích và mục tiêu

của mình. Thay thế cho quan niệm con người tự nguyện, MacIntyre đề xuất

quan niệm con người kể chuyện. Con người là sinh vật kể chuyện. Chúng ta

sống cuộc đời của mình bằng cách đi tìm một chuyện kể. “Tôi chỉ có thể trả

lời câu hỏi ‘Tôi phải làm gì?’ nếu trước đó tôi trả lời được câu hỏi ‘Câu

chuyện nào tôi thấy mình trong đó?’”

MacIntyre quan sát thấy tất cả những câu chuyện đời đều có chút nét mục

đích luận. Điều này không có nghĩa là chúng có mục đích hoặc mục tiêu cố

định do quyền năng bên ngoài đặt ra. Thuyết mục đích luận và tính bất định

cùng tồn tại. “Cũng giống như các nhân vật trong câu chuyện hư cấu, chúng

ta không biết điều gì sẽ xảy ra kế tiếp, tuy nhiên cuộc sống của chúng ta có

một hình thái nhất định vốn sẽ tự hướng tới tương lai”.

Sống một cuộc đời là tìm kiếm một chuyện kể với khao khát hòa hợp hoặc

gắn kết. Khi đứng trước ngã ba đường, tôi cố gắng tìm ra con đường có ý

nghĩa nhất đối với toàn bộ cuộc đời tôi và những thứ tôi quan tâm. Cân nhắc

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!