04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Mill cũng thừa nhận tuân theo truyền thống có thể giúp một người dễ sống

hơn và không gặp nguy hiểm. “Nhưng điểm khác biệt của anh ta với tư cách

một con người là gì?” Ông hỏi. “Không chỉ làm gì, mà cả cách anh làm cũng

quan trọng”.

Vì vậy, hành động và kết quả không phải là tất cả. Phải xét đến cả tính cách.

Đối với Mill, mong muốn cá nhân không quan trọng với những ý muốn nó

mang lại so với tính cách nó phản ánh. “Một người nào đó mà chính bản

thân không có ham muốn và xung lực là người không có tính cách, cũng

chẳng khác gì một động cơ hơi nước”.

Sự tán dương nhiệt thành của Mill với quyền cá nhân là điểm đặc biệt nhất

trong tác phẩm Bàn về tự do. Nhưng đó cũng là một loại dị giáo. Vì ủng hộ ý

tưởng đạo đức hơn là tính hữu ích - các ý tưởng về tính cách và sự hưng

thịnh của loài người - nó không thực sự được xây dựng trên nguyên tắc của

Bentham mà thực sự đối nghịch, bất chấp Mill tuyên bố điều ngược lại.

Hạnh phúc lớn hơn

Phản ứng của Mill với luận điểm thứ hai phản bác thuyết vị lợi - quy chuyển

tất cả các giá trị vào một thang đo duy nhất hóa ra cũng dựa trên ý tưởng đạo

đức, không lệ thuộc vào tính hữu ích. Trong tiểu luận Về thuyết vị lợi

(Utilitarianism, 1861), viết ngay sau khi xuất bản Bàn về tự do, ông đã cố

gắng chứng minh người theo thuyết vị lợi có thể phân biệt hạnh phúc nào có

giá trị hơn hạnh phúc nào.

Đối với Bentham, hạnh phúc là hạnh phúc và khổ đau là khổ đau. Cơ sở duy

nhất để đánh giá một trải nghiệm tốt hơn hay tệ hơn một trải nghiệm khác là

cường độ và thời gian hạnh phúc hay đau khổ nó tạo ra. Cái gọi là hạnh phúc

lớn hơn hoặc có ý nghĩa cao quý hơn là hạnh phúc tạo ra sự vui sướng mạnh

hơn và lâu dài hơn. Bentham công nhận không phân biệt được phẩm chất của

niềm vui. “Khối lượng của hạnh phúc bằng nhau” ông viết, “Chơi ghim

(push-pin, một trò chơi của trẻ con) cũng tốt như làm thơ”. Thuyết vị lợi của

Bentham hấp dẫn phần nào chính là nhờ tinh thần không phán xét này. Hãy

coi sở thích của người dân như chúng vốn thế mà không phán xét giá trị đạo

đức của sở thích đó. Tất cả sở thích đều được coi bình đẳng. Bentham nghĩ

thật quá tự phụ để đánh giá một hạnh phúc có bản chất tốt hơn một hạnh

phúc khác. Người thích Mozart, kẻ khác thích Madonna. Người thích ba lê,

kẻ khác thích chơi ném bóng. Người đọc sách triết học Plato, kẻ khác đọc tạp

chí khiêu dâm Penthouse. Bentham hỏi: Ai có thể nói hạnh phúc nào lớn

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!