04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

(vụ Bakke), Đại học Texas (vụ Hopwood) và Đại học Michigan (vụ Grutter).

Nhưng vì chúng tà đang cố gắng xác định xem yếu tố chủng tộc trong tuyển

sinh công bằng hay bất công - chứ không xét tính hợp pháp của nó - nên sụ

khác biệt giữa trường công và trường tư không mang tính quyết định.

Các hiệp hội tư nhân cũng như tổ chức công có thể bị chỉ trích vì sự bất

công. Hãy nhớ lại những cuộc biểu tình ngồi tại quầy ăn trưa phản đối kỳ thị

chủng tộc ở các bang miền Nam khi còn phân biệt chủng tộc. Quầy ăn trưa là

của tư nhân, nhưng hành động kỳ thị chủng tộc là bất công. (Trong thực tế,

Đạo luật Dân Quyền ban hành năm 1964 quy định hành động phân biệt đối

xử như thế là bất hợp pháp).

Hoặc xét một số đại học trong Liên đoàn Ivy[31] chính thức hay không chính

thức áp đụng chính sách hạn ngạch bài Do Thái trong những năm 1920 và

1930. Phải chăng những hạn ngạch này chấp nhận được về mặt đạo đức chỉ

đơn giản bởi vì đây là các trường đại học tư, không phải công lập? Năm

1922, chủ tịch Đại học Harvard, A. Lawrence Lowell, nhân danh việc muốn

làm giảm tinh thần bài Do Thái đã đưa ra quy định người Do Thái chỉ được

chiếm tối đa 12% lượng trúng tuyển, ông nói “cảm giác bài Do Thái trong

sinh viên đang tăng và nó tăng theo số lượng người Do Thái”.

Trong những năm 1930, giám đốc tuyển sinh của Dartmouth đã viết cho các

cựu sinh viên - những người than phiền về số lượng người Do Thái ngày

càng tăng trong khuôn viên trường: “Tôi vui mừng khi bạn có ý kiến về vấn

đề Do Thái. Tôi sẽ đau lòng khôn xiết nếu số lượng người Do Thái trúng

tuyển lớn hơn hơn 5% hay 6% trong khóa 1938”. Trong năm 1945, chủ tịch

Dartmouth giới hạn lượng người Do Thái nhập học bằng cách viện dẫn tới

sứ mệnh của trường: “Dartmouth là trường Cơ đốc giáo, dành cho việc

truyền bá Cơ đốc giáo đến các sinh viên”.

Nếu theo lý lẽ đa dạng của chính sách chống kỳ thị, giả sử trường đại học có

thể thiết lập bất kỳ tiêu chí tuyển sinh nào hướng tới sứ mệnh đã xác định

của mình, thì có thể lên án chính sách phân biệt chủng tộc và hạn ngạch bài

Do Thái không? Liệu có sự phân biệt mang tính nguyên tắc trong việc sử

dụng yếu tố chủng tộc để từ chối người thiểu số trong các tiểu bang phân biệt

chủng tộc miền Nam ngày trước và việc ưu tiên nhận người thiểu số trong

chính sách chống kỳ thị ngày nay? Câu trả lời rõ ràng nhất là trong thời kỳ

phân biệt chủng tộc, Khoa luật Đại học Texas sử dụng chủng tộc như một

dấu hiệu hạ đẳng, trong khi ngày nay ưu tiên chủng tộc không xúc phạm hay

kỳ thị ai. Hopwood xem việc từ chối không công bằng, nhưng cô không thể

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!