04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

7. TRANH CÃI VỀ CHÍNH SÁCH

CHỐNG KỲ THỊ[26]

CHERYL HOPWOOD không xuất thân trong gia đình giàu có. Được một

người mẹ đơn thân nuôi dưỡng, cô phấn đấu tốt nghiệp trung học, cao đẳng

cộng đồng và Đại học bang California ở Sacramento. Sau đó cô chuyển tới

tiểu bang Texas và nộp đơn vào Khoa Luật Đại học Texas - khoa luật tốt

nhất tiểu bang và là một trong những khoa luật hàng đầu cả nước. Mặc dù có

điểm trung bình là 3,8, làm khá tốt bài thi vào trường luật (có điểm so

sánh[27] là 83)), nhưng Hopwood không trúng tuyển.

Cô gái da trắng Hopwood suy nghĩ mình trượt thật không công bằng. Một số

thí sinh có điểm trung bình, điểm thi thấp hơn cô vẫn trúng tuyển chỉ vì họ là

người Mỹ gốc Phi hay gốc Mexico. Nhà trường có chính sách chống kỳ thị

ưu tiên cho các thí sinh nhóm thiểu số. Trên thực tế, tất cả thí sinh nhóm

thiểu số có điểm thi xấp xỉ điểm thi của Hopwood đều trúng tuyển.

Hopwood kiện vụ này lên tòa án liên bang vì cho rằng mình bị phân biệt đối

xử. Trường đại học phản bác rằng một phần sứ mệnh của khoa là tăng sự đa

dạng về chủng tộc và dân tộc trong ngành luật ở Texas, không chỉ trong các

công ty luật, mà còn ở các cơ quan lập pháp và tòa án tiểu bang. Michael

Sharlot, trưởng Khoa Luật nói: “Luật pháp trong xã hội dân sự cực kỳ phụ

thuộc vào việc xã hội sẵn sàng chấp nhận phán xét của tòa án. Sẽ khó đạt

được điều đó hơn khi tất cả các nhóm chưa có đại diện trong các cơ quan

thực thi công lý”. Ở tiểu bang Texas, người Mỹ gốc Phi và gốc Mexico

chiếm tới 40% dân số, nhưng tỷ lệ làm việc trong ngành luật của nhóm này

thấp hơn rất nhiều. Khi Hopwood nộp đơn, Khoa Luật Đại học Texas áp

dụng chính sách tuyển sinh chống kỳ thị với mục tiêu có khoảng 15% lượng

trúng tuyển là người nhóm thiểu số. Để đạt mục tiêu này, Đại học Texas đặt

điểm chuẩn cho thí sinh nhóm thiểu số thấp hơn điểm chuẩn cho nhóm

không phải thiểu số. Nhân viên trường đại học tranh luận: tất cả các sinh

viên nhóm thiểu số trúng tuyển nói chung đủ khả năng làm việc, và hầu như

sau khi tốt nghiệp, họ đều vượt qua kỳ thi vào luật sư đoàn. Nhưng đó chỉ là

lời an ủi nhỏ với Hopwood, cô vẫn tin mình bị đối xử không công bằng, và

lẽ ra phải trúng tuyển.

Vụ Hopwood kiện chính sách chống kỳ thị không phải vụ kiện đầu tiên kiểu

thế, và cũng sẽ chẳng phải vụ cuối cùng. Trong hơn ba thập kỷ qua, tòa án đã

vật lộn với các vấn đề hóc búa về mặt đạo lý và pháp lý mà chính sách chống

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!