04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

đến một cuộc chiến đẫm máu khiến 19 đồng đội bỏ mạng, bản thân bị

thương nặng, và nhiệm vụ thất bại? Liệu ông có quyết định khác không?

Khi Luttrell nhìn lại, câu trả lời thật rõ ràng: ông nên giết hai người chăn

cừu. Với hậu quả thảm khốc sau đó, thật khó không đồng ý. Từ góc độ về số

lượng, sự lựa chọn của Luttrell tương tự trường hợp xe điện. Giết chết hai

người Afghanistan sẽ cứu mạng sống ba đồng đội và mười sáu binh sĩ khác

đã cố gắng giải cứu họ.

Nhưng tình huống này giống phiên bản câu chuyện xe điện nào? Liệu giết

người chăn cừu giống việc bẻ lái xe điện hơn hay giống việc đẩy ông béo từ

trên cầu xuống hơn? Việc trên thực tế Luttrell dự đoán được hiểm họa mà

vẫn không thể khiến mình hạ sát thường dân không mang vũ khí cho thấy

tình huống này giống phiên bản đẩy hơn.

Và trường hợp hạ sát người chăn cừu dường như có lý do mạnh hơn so với

trường hợp đẩy ông béo từ trên cầu xuống. Điều này có thể bởi vì chúng ta

nghi ngờ rằng - xét đến hậu quả - những người chăn cừu không phải là người

ngoài cuộc vô tội mà là cảm tình viên của Taliban. Xét câu chuyện tương tự

sau: Nếu chúng ta có lý do để tin rằng ông béo trên cầu chịu trách nhiệm làm

hỏng hệ thống phanh của xe điện với mục đích giết chết các công nhân trên

đường ray (hãy giả định rằng họ là kẻ thù của ông béo), lý lẽ đạo đức của

việc đẩy ông béo xuống đường ray sẽ có vẻ mạnh mẽ hơn. Chúng ta vẫn cần

biết thêm kẻ thù của ông béo là ai và tại sao ông ta muốn giết họ. Nếu chúng

ta biết được các công nhân trên đường ray là quân kháng chiến Pháp và ông

béo là một tên phát xít Đức tìm cách giết họ bằng cách làm hỏng phanh xe

điện, khi đó đẩy ông béo để cứu họ sẽ trở nên thuyết phục về mặt đạo đức.

Tất nhiên có thể những người chăn dê Afghanistan không có thiện cảm với

Taliban mà là người trung lập trong xung đột, hoặc thậm chí là kẻ thù của

Taliban, nhưng bị Taliban buộc phải tiết lộ sự hiện diện của binh lính Mỹ.

Giả sử Luttrell và đồng đội biết chắc chắn những người chăn cừu không gây

hại, nhưng sẽ bị Taliban tra tấn và để lộ vị trí của họ. Người Mỹ có thể hạ sát

nhóm người chăn dê để hoàn thành nhiệm vụ và bảo vệ bản thân mình.

Nhưng quyết định làm vậy sẽ gây nhiều đau khổ hơn (và về mặt đạo đức

cũng gây nhiều tranh cãi hơn) là nếu họ biết hai người chăn dê là gián điệp

Taliban.

Tình huống đạo đức khó xử

Rất ít người trong chúng ta phải đối mặt với sự lựa chọn khắc nghiệt như

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!