04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

tồn tại để thúc đẩy những lý tưởng dân sự nhất định lại ủng hộ chính sách

này.

Những lý lẽ về trường đại học, người cổ vũ và cây sáo, tự nhiên tiến triển

theo cách chỉ ra ý tưởng của Aristotle: Lý lẽ về công lý và quyền thường là

lý lẽ về mục đích, hoặc telos của tổ chức xã hội, thứ đến lượt nó lại phản ánh

những quan niệm đối nghịch nhau về các giá trị mà tổ chức này tôn vinh và

khen thưởng.

Chúng ta có thể làm gì nếu mọi người bất đồng về telos hay mục đích của

hành động đang bàn tới? Liệu có thể nghĩ telos của tổ chức xã hội, hoặc mục

đích của trường đại học chỉ đơn giản là bất cứ điều gì cơ quan thành lập hay

ban quản trị trường xác lập?

Aristotle tin người ta có thể suy luận về mục đích của tổ chức xã hội. Bản

chất thiết yếu của tổ chức không phải bất biến và tồn tại mãi mãi, nhưng

cũng không đơn giản chỉ là vấn đề dư luận. (Nếu mục đích của Trường

Harvard chỉ được xác định qua ý chí của nhà sáng lập, thì bây giờ mục đích

chính của đại học này vẫn chỉ là đào tạo các mục sư theo chủ nghĩa giáo

đoàn (Congregationalist)).

Thế thì rốt cuộc làm thế nào chúng ta có thể lý luận về mục đích của một tập

quán xã hội khi đối mặt với bất đồng? Và khái niệm về tôn vinh và giá trị

làm sao xuất hiện? Aristotle đưa ra câu trả lời bền vững nhất cho các câu hỏi

trên trong phần ông thảo luận về chính trị.

Mục đích của chính trị là gì?

Các thảo luận về công lý phân phối gần đây của chúng ta quan tâm chủ yếu

tới sự phân bổ thu nhập, tài sản và cơ hội. Đối với Aristotles, mục đích của

công lý phân phối không phải về tiền bạc mà về chức vụ và danh vọng. Ai

được quyền làm người chỉ huy? Chức quyền được phân phối ra sao?

Thoạt nhìn, câu trả lời có vẻ rõ ràng - dĩ nhiên là bình đẳng. Một người, một

phiếu bầu. Bất kỳ cách nào khác được coi là phân biệt đối xử. Nhưng

Aristotle nhắc chúng ta rằng tất cả các học thuyết về công lý phân phối đều

phân biệt đối xử. Câu hỏi là: Những phân biệt đối xử nào được coi là công

bằng? Và câu trả lời phụ thuộc vào mục đích của hoạt động đang xét.

Vì vậy, trước khi nói về cách phân phối các quyền chính trị và chức quyền,

chúng ta phải tìm hiểu mục đích, hoặc telos của chính trị. Chúng ta phải hỏi,

“Tổ chức chính trị có mục đích gì?”

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!