04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Cuối cùng, chúng ta xét học thuyết coi công lý gắn với đạo đức và lối sống

tốt đẹp. Trong chính trị đương đại, các thuyết đạo đức thường được coi là

của những người bảo thủ văn hóa và bảo vệ thần quyền. Ý tưởng đặt ra luật

về đạo đức là điều đáng nguyền rủa với nhiều công dân trong các xã hội tự

do, vì điều này dẫn đến nguy cơ thiếu khoan dung và cưỡng chế. Nhưng

nhiều phong trào chính trị - trên rất nhiều ý thức hệ - đã lấy niềm cảm hứng

từ khái niệm một xã hội công bằng phải khẳng định một vài đức tính và quan

niệm về lối sống tốt đẹp. Không chỉ phong trào Taliban, mà những người

theo chủ nghĩa bãi nô và mục sư Martin Luther King đã đưa ra quan điểm

của mình về công lý từ các lý tưởng đạo đức và tôn giáo.

Trước khi cố gắng xét các học thuyết về công lý, thật đáng đặt câu hỏi: các

lập luận triết học diễn tiến như thế nào - đặc biệt trong lĩnh vực dễ gây tranh

cãi như triết học đạo đức và chính trị. Thường chúng bắt đầu từ những tình

huống cụ thể. Như chúng ta thấy trong cuộc thảo luận trước về giá cắt cổ,

huân chương Tử Tâm và gói cứu trợ, các nhận xét về chính trị và đạo đức

thường đối nghịch nhau. Thường thì bất đồng nảy sinh giữa phe ủng hộ và

chống đối trong công luận. Đôi khi bất đồng phát sinh giữa cá nhân chúng ta,

khi thấy chính mình bị giằng xé hoặc mâu thuẫn về một vấn đề đạo đức khó

khăn.

Nhưng chính xác là làm thế nào chúng ta có thể lý giải quá trình đi từ những

phán xét đối với tình huống cụ thể đến những nguyên tắc công lý mà chúng

ta tin rằng nên áp dụng cho tất cả mọi tình huống? Tóm lại, lý giải đạo đức

bao gồm những điều gì?

Để xem lý giải đạo đức diễn tiến như thê nào, chúng ta xét hai tình huống -

một tình huống là câu chuyện mang tính giả định xuất hiện trong nhiều cuộc

thảo luận của các triết gia; tình huống còn lại là một câu chuyện có thật về

một bi kịch đạo đức vô cùng đau đớn.

Hãy cùng xét tình huống giả thiết triết học trước. Giống như tất cả những câu

chuyện cùng loại, nó bao gồm một kịch bản được lược bớt sự phức tạp trong

thực tế để chúng ta có thể tập trung vào vấn đề triết học.

Xe điện đứt phanh

Giả sử bạn là người điều khiển xe điện lao trên đường lay với tốc độ 96km/h.

Ở phía trước, bạn thấy năm công nhân đang làm việc trên đường ray. Bạn cố

gắng dừng xe, nhưng không được. Phanh không ăn. Bạn cảm thấy tuyệt

vọng, vì bạn biết nếu tai nạn xảy ra, năm công nhân sẽ chết (giả sử bạn biết

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!