04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Bây giờ tiêu chuẩn xuất phát từ một ý tưởng về nhân phẩm con người - thứ

độc lập với mong muốn và ham muốn của chúng ta. Những hạnh phúc lớn

không phải bởi vì chúng la thích chúng hơn; chúng ta muốn chúng bởi vì

chúng ta nhận biết chúng có giá trị hơn. Chúng ta đánh giá cao tính nghệ

thuật trong Hamlet không phải vì chúng ta thích vở kịch này hơn các chương

trình giải trí có giá trị nghệ thuật thấp hơn, mà bởi vì nó khuyến khích phẩm

đức của chúng ta và làm cho chúng ta “người” hơn.

Cũng như với quyền cá nhân, bằng hạnh phúc lớn, Mill đa bảo vệ thuyết vị

lợi trước lời buộc tội thuyết này quy tất cả mọi thứ về cách tính toán hạnh

phúc và nỗi buồn thô thiển, nhưng chỉ bằng cách viện dẫn ý tưởng đạo đức

về phẩm giá và cá tính của con người - những thứ độc lập với sự hữu ích.

Trong hai triết gia vĩ đại thuộc trường phái vị lợi, Mill nhân văn hơn,

Bentham nhất quán hơn. Bentham qua đời vào năm 1832, thọ 84 tuổi. Nhưng

ngày nay nếu đến London, bạn có thể ghé thăm ông. Trong di chúc, ông đề

nghị bảo quản, ướp, và trưng bày xác mình. Và bạn có thể thấy ở Đại học

London, ông với bộ trang phục quen thuộc vẫn ngồi trầm ngâm trong một tủ

kính.

Ngay trước khi chết, Bentham tự hỏi một câu hỏi nhất quán với triết lý của

mình: Người sống có thể sử dụng người chết làm gì? Ông kết luận rằng có

một cách là dùng thi hài cho mục đích nghiên cứu giải phẫu. Tuy nhiên đối

với các triết gia vĩ đại, tốt hơn là nên bảo tồn thể xác thật để truyền cảm

hứng cho các thế hệ triết gia tương lai. Bentham xếp mình vào loại thứ hai

này.

Thật ra, khiêm tốn không phải là một nét tính cách rõ ràng của Bentham.

Không chỉ hướng dẫn chi tiết việc bảo quản và trưng bày thi thể mình, ông

cũng đề nghị bạn bè và các môn đệ gặp gỡ hàng năm “với mục đích tưởng

nhớ người sáng lập ra hệ thống đạo đức và pháp luật mang đến hạnh phúc tối

đa”, và khi gặp gỡ nhau, họ nên đưa Bentham đến tham dự cùng. Những

người ngưỡng mộ ông đã thực hiện nghĩa vụ đó. “Biểu tượng tự động”, như

Bentham gọi, được trao cho Hiệp hội Bentham quốc tế trong những năm

1980. Và chính thức thì cái xác ướp của Bentham vẫn được đẩy tới các cuộc

họp của hội đồng quản trị của trường đại học, biên bản ghi ông “hiện diện

nhưng không biểu quyết”.

Mặc dù Bentham lên kế hoạch cẩn thận, việc ướp đầu ông bị lỗi, do đó, hiện

nay “ông” có một cái đầu nặn từ sáp , chứ không phải đầu thật. Đầu thực

của ông, bây giờ được bảo quản trong một phòng nhỏ, đã được trưng bày

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!