04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

chia sẻ sự hy sinh gian khổ cũng làm xói mòn trách nhiệm chính trị:

Tuyệt đại đa số người Mỹ không có nguy cơ do phải nhập ngũ ra chiến

trường đã thuê một số đồng bào kém may mắn hơn thực hiện những việc

nguy hiểm trong khi đa số tiếp tục công việc riêng của mình, không bị nguy

hiểm và không bị gián đoạn.

Một trong những tuyên bố nổi tiếng nhất vê nghĩa vụ công dân trong chế độ

quân dịch là của Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), nhà lý luận chính trị

thời Khai sáng sinh ra ở Geneva. Trong tác phẩm Khế ước xã hội (The

Social Contract, 1762), ông lập luận rằng biến một nghĩa vụ công dân thành

loại hàng hóa trên thị trường không làm tăng, mà làm suy yếu tự do:

Khi việc phục vụ xã hội không còn là công việc chính của công dân, và họ

muốn đóng góp tiền hơn là tự thân phụng sự, thì nhà nước không còn xa sự

sụp đổ. Khi cần phải ra tiền tuyến, họ trả tiền cho người khác ra trận và ở lại

hậu phương... Trong một quốc gia hoàn toàn tự do, các công dân tự mình

làm mọi thứ và không bao giờ đi thuê; miễn bàn đến chuyện nộp tiền để

được miễn trừ nghĩa vụ, họ thậm chí còn trả tiền để được đặc quyền tự mình

hoàn thành nghĩa vụ. Tôi đi ngược lại quan điểm chung: Tôi tin lao động

công ích còn ít mang tính cưỡng bức hơn là thuế.

Ý thức mạnh mẽ của Rousseau về quyền công dân, và sự thận trọng của ông

với thị trường có thể rất khác biệt với giả định ngày nay của chúng ta. Chúng

ta có xu thế xem nhà nước, cùng với pháp luật và các quy định ràng buộc là

có khuynh hướng bắt buộc, trong khi xem thị trường với việc trao đổi tự

nguyện là có khuynh hướng tự do. Rousseau nói điều ngược lại, ít nhất khi

đang nói đến sứ mạng công dân.

Những người ủng hộ thị trường có thể bảo vệ quân đội tình nguyện bằng

cách bác bỏ ý thức mạnh mẽ của Rousseau về quyền công dân, hoặc bằng

cách phủ nhận sự liên quan của nó đến nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, những

lý tưởng công dân ông nêu lên vẫn được nhiều người hưởng ứng, thậm chí

trong một xã hội do thị trường điều khiển như Hoa Kỳ ủng hộ quân đội tình

nguyện kịch liệt phủ nhận việc rút cục nó là một đội quân đánh thuê. Họ

đúng khi chỉ ra rằng nhiều người tòng quân do lòng yêu nước thúc đẩy,

không chỉ bởi lương và các lợi ích khác. Nhưng tại sao chúng ta coi việc này

quan trọng? Miễn là các chiến sĩ làm tốt công việc của mình, chúng ta cần gì

quan tâm đến động cơ của họ? Ngay cả khi không dùng thị trường tuyển

quân, chúng ta thấy khó mà tách được nghĩa vụ quân sự khỏi quan niệm cũ

về chủ nghĩa yêu nước và đạo đức công dân.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!