04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

hưởng lợi hay trả công? Cuộc tranh luận này hé lộ cho chúng ta điều gì đó về

đạo đức của hợp đồng mà chúng ta thường bỏ qua: các hợp đồng thực có sức

mạnh đạo đức chừng nào nó thực hiện hai lý tưởng: tự chủ và có đi có lại.

Với tư cách là các giao kết tự nguyện, hợp đồng thể hiện quyền tự chủ của

chúng ta, những nghĩa vụ chúng tạo ra có sức nặng vì chúng có tính tự áp đặt

- chính chúng ta tự nguyện nhận các nghĩa vụ. Là công cụ để hai bên cùng có

lợi, hợp đồng dựa trên lý tưởng có đi có lại; nghĩa vụ thực hiện chúng phát

sinh từ nghĩa vụ trả công cho những lợi ích người khác mang đến cho chúng

ta.

Thực tế, hai lý tưởng tự chủ và có đi có lại không dễ thực hiện. Một số thỏa

thuận, cho dù tự nguyện, không đem lại lợi ích cho cả hai phía. Và đôi khi

chúng ta có nghĩa vụ trả công cho một lợi ích chỉ đơn giản trên cơ sở có đi

có lại, ngay cả trong trường hợp không có hợp đồng. Điều này chỉ ra các giới

hạn về mặt đạo đức của sự ưng thuận: Trong một vài trường hợp, ưng thuận

không đủ để tạo ra một nghĩa vụ có tính ràng buộc về mặt đạo đức; trong

một số trường hợp khác còn có thể không cần đến sự ưng thuận.

Khi ưng thuận không đủ: Thẻ bóng chày

và nhà vệ sinh bị rò rỉ

Xét hai trường hợp chứng tỏ sự ưng thuận không thôi là chưa đủ: Khi còn

nhỏ, hai đứa con trai của tôi sưu tầm thẻ bóng chày và trao đổi với nhau.

Đứa lớn biết nhiều về các cầu thủ và giá trị của thẻ hơn. Nó đôi khi thực hiện

các giao dịch không công bằng với đứa em, chẳng hạn đổi hai thẻ không giá

trị lấy một thẻ quý hiếm. Vì thế tôi đưa ra quy định là không được thực hiện

vụ trao đổi nào cho đến khi tôi phê chuẩn. Bạn có thể nghĩ đây là gia trưởng,

mà đúng là thế. (Đó là mục đích của gia trưởng). Trong trường hợp này, trao

đổi tự nguyện có thể không công bằng.

Vài năm trước, tôi đọc bài báo về một trường hợp cực đoan hơn: nhà vệ sinh

trong căn hộ một góa phụ cao niên ở Chicago bị rò rỉ. Cụ thuê một nhà thầu

sửa chửa với giá 50.000 đô la. Cụ ký hợp đồng trả ngay 25.000 đô la và trả

dần số tiền còn lại. Vụ việc bị khám phá khi cụ đến ngân hàng để rút 25.000

đô la. Các nhân viên quầy giao dịch hỏi tại sao cụ cần rút nhiều tiền thế, và

cụ trả lời mình phải trả thợ sửa chữa. Các nhân viên ngân hàng liên lạc với

cảnh sát, bắt giữ nhà thầu vô lương tâm vì hành vi lừa đảo.

Tất cả những người ủng hộ hợp đồng hăng hái nhất cũng thừa nhận việc đòi

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!