04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Bất kỳ khoản trả công nào cũng chỉ là hành vi hào phóng, thưởng công,

không phải là nghĩa vụ. Vì vậy các sinh viên ủng hộ tôi, không phải bằng

cách chấp nhận quan điểm bao quát về trách nhiệm của tôi, mà bằng cách

khẳng định một quan điểm chặt chẽ về sự ưng thuận.

Mặc dù chúng ta thường có xu hướng suy diễn rằng sự ưng thuận có trong tất

cả các luận điểm đạo đức, thật khó để ý thức được cuộc sống đạo đức mà

không thừa nhận sức nặng độc lập của nguyên tắc có đi có lại. Hãy xem xét

một hợp đồng hôn nhân. Giả sử sau hai mươi năm sống chung thủy, tôi khám

phá ra vợ tôi có người đàn ông khác, về mặt dạo đức, tôi có hai cơ sở khác

nhau cho sự phẫn nộ về đạo đức. Một dựa trên sự ưng thuận: “Nhưng chúng

mình đã có một hôn ước. Em đã thề nguyện. Em đã bội ước”. Cơ sở thứ hai

viện dẫn sự có đi có lại: “Anh đã rất chung thủy. Chắc chắn anh không đáng

bị đối xử như thế. Đây không phải là cách đáp lại sự chung thủy của anh”,

v.v... Cơ sở thứ hai không viện dẫn và cũng không cần tới sự ưng thuận. Nó

hợp lý về mặt đạo đức, ngay cả nếu chúng ta không có hôn thú, nhưng sống

chung với nhau qua từng ấy năm.

Tưởng tượng ra hợp đồng hoàn hảo

Những vụ việc bất hạnh khác nhau cho chúng ta biết điều gì về giá trị đạo

đức của hợp đồng? Hợp đồng có được giá trị đạo đức nhờ hai lý tưởng khác

nhau: tự chủ và có đi có lại. Nhưng phần lớn hợp đồng không đáp ứng những

lý tưởng này. Nếu tôi làm ăn với ai đó có vị thế thương lượng cao hơn, thỏa

thuận của tôi có thể không hoàn toàn tự nguyện mà bị áp lực hay trong

trường hợp cực đoan là bị cưỡng ép. Nếu tôi đàm phán với người có nhiều

kiến thức về những thứ đang trao đổi, thỏa thuận có thể không phải là hai

bên cùng có lợi. Trong trường hợp cực đoan, tôi có thể bị gian lận hoặc lừa

gạt.

Trong cuộc sống thực, mọi người có hoàn cảnh khác nhau. Điều này có

nghĩa chắc chắn có sự khác biệt trong vị thế thương lượng và kiến thức. Và

chừng nào điều này còn đúng, thì tự bản thân thỏa thuận không đảm bảo sự

công bằng của thỏa thuận. Đây là lý do tại sao hợp đồng thực không thể là

công cụ đạo đức độc lập. Người ta luôn có thể hỏi: “Nhưng những điều họ

ưng thuận có công bằng không?”

Nhưng hãy tưởng tượng một hợp đồng giữa những người có vị thế và kiến

thức bình đẳng, chứ không bất bình đẳng: những người có hoàn cảnh giống

nhau. Và tưởng tượng đối tượng của hợp đồng này không là việc sửa chữa

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!