04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

(chính sách 1) bất công vì đó là cưỡng chế - một hình thức nô lệ. Điều đó

ngụ ý nhà nước sở hữu công dân của mình và có thể làm gì với họ tùy thích,

kể cả buộc họ phải chiến đấu và hy sinh mạng sống trong chiến tranh. Nghị

sĩ đảng Cộng hòa Ron Paul - người theo chủ nghĩa tự do hàng đầu - gần đây

đã tuyên bố chống lại lời kêu gọi phục hồi chê độ quân dịch trong Chiến

tranh Iraq như sau: “Đơn giản và rõ ràng, quân dịch là chế độ nô lệ. Và tu

chính án 13[13] quy định chế độ nô lệ là bất hợp pháp, và nghiêm cấm tình

trạng nô lệ không tự nguyện. Một người lính có khả năng bị chết khi là lính

quân dịch, khiến quân dịch là một dạng nô lệ nguy hiểm”.

Nhưng ngay cả nếu không coi quân dịch tương đương với chế độ nô lệ thì

bạn vẫn có thể chống quân dịch với lý do nó hạn chế quyền tự do lựa chọn

của người dân, và do đó làm giảm hạnh phúc chung. Đây là lý luận chống

quân dịch của thuyết vị lợi. So với hệ thống cho phép thuê người thay thế,

quân dịch làm giảm phúc lợi của người dân bằng cách ngăn chặn hai bên

giao dịch thuận lợi. Nếu Andrew Carnegie và người thay thế ông muốn có

một giao kèo, tại sao ngăn cản họ làm vậy? Sự tự do tham gia trao đổi dường

như làm tăng lợi ích của mỗi bên mà không làm giảm lợi ích của bất cứ ai

khác. Do đó, với chủ nghĩa vị lợi, hệ thống thời Nội chiến (chính sách 2) tốt

hơn chế độ quân dịch thuần túy (chính sách 1).

Thật dễ dàng thấy cách giả định của thuyết vị lợi ủng hộ lý giải về thị

trường. Nếu cho rằng một giao dịch tự nguyện làm lợi cho cả hai bên trao

đổi mà không gây tổn hại đến bất kỳ người khác, bạn sử dụng lý giải của

thuyết vị lợi để cho phép thị trường chi phối.

Chúng ta có thể thấy điều này nếu so sánh hệ thống thời Nội chiến (chính

sách 2) với quân đội tình nguyện (chính sách 3).

Các lập luận logic cho phép người bị bắt lính đi thuê người thay thế cũng

ủng hộ giải pháp thị trường: Nếu bạn cho phép thuê người thay thế thì tại sao

lại bắt quân dịch trước? Tại sao không đơn giản chỉ tuyển quân qua thị

trường lao động? Hãy thiết lập mức tiền lương và lợi ích nào cần thiết để thu

hút được số lượng và chất lượng binh sĩ cần thiết, và để cho người ta tự lựa

chọn có nhận công việc này hay không. Không ai bị ép buộc nhập ngũ trái

với nguyện vọng, và những người sẵn lòng phục vụ có thể quyết định xem

nhập ngũ có hơn những lựa chọn khác không, sau khi đã xem xét mọi khía

cạnh.

Vì vậy, đối với chủ nghĩa vị lợi, quân đội tình nguyện dường như là giải

pháp tốt nhất: Cho phép mọi người tự do lựa chọn. Những người muốn nhập

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!