04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

gì đến quan hệ của mình với người Do Thái đương đại”. MacIntyre thấy lập

trường này nông cạn về mặt đạo đức. Nó giả định một cách sai lầm rằng “có

thể tách rời cái tôi khỏi vai trò và trạng thái xã hội và lịch sử”.

Sự tương phản với quan điểm cái tôi kể chuyện thật rõ ràng. Câu chuyện đời

tôi luôn gắn với câu chuyện của cộng đồng đã cho tôi bản sắc. Tôi sinh ra

với một quá khứ; và cố gắng tách mình ra khỏi quá khứ đó theo kiểu cá nhân

chủ nghĩa chỉ làm biến dạng các quan hệ hiện tại của tôi.

Quan niệm con người kể chuyện của MacIntyre tương phản rõ ràng với quan

niệm con người tự nguyện - cái tôi tự do lựa chọn, không ràng buộc. Chúng

ta chọn cái nào giữa hai quan niệm này? Chúng ta có thể tự hỏi mình: quan

niệm nào nắm bắt được tốt hơn trải nghiệm suy ngẫm đạo đức, nhưng đó lại

là một câu hỏi khó về mặt lý thuyết. Một cách khác để đánh giá hai quan

điểm này là xem quan điểm nào cung cấp lý lẽ về trách nhiệm đạo đức và

chính trị thuyết phục hơn. Phải chăng chúng ta bị ràng buộc bởi một số quan

hệ đạo đức mà chúng ta không lựa chọn hay có nguồn gốc từ một khế ước xã

hội?

Nghĩa vụ vượt ra khỏi sự chấp thuận

Câu trả lời của Rawls là không. Theo khái niệm tự do, bổn phận chỉ có thể

phát sinh theo hai cách - là bổn phận tự nhiên khi chúng ta là con người và

nghĩa vụ tự nguyện khi chúng ta đồng ý. Bổn phận tự nhiên cố tính phổ quát.

Tất cả con người chúng ta đều có. Chúng bao gồm trách nhiệm đối xử với

con người với lòng tôn trọng, hành động công bằng, tránh sự tàn bạo. Vì

chúng phát sinh từ ý chí tự chủ (Kant) hoặc từ một khế ước xã hội giả thuyết

(Rawls), chúng không đòi hỏi hành động đồng ý. Không ai có thể nói tôi có

nghĩa vụ không giết bạn chỉ nếu tôi đã hứa với bạn không làm vậy.

Không giống bổn phận tự nhiên, nghĩa vụ tự nguyện có tính cụ thể, không có

tính phổ quát, và phát sinh từ sự đồng ý. Nếu tôi đồng ý sơn căn nhà của anh

(chẳng hạn để nhận lương hoặc để trả ơn), tôi có nghĩa vụ phải làm việc đó.

Nhưng tôi không có nghĩa vụ sơn căn nhà của tất cả mọi người. Theo quan

niệm chủ nghĩa tự do, chúng ta phải tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người,

nhưng không chỉ thế, chúng ta chỉ mắc nợ những gì chúng ta đồng ý ghi nợ.

Công lý chủ nghĩa tự do dân chủ đòi hỏi chúng ta tôn trọng quyền con người

(theo quy định của một khuôn khổ trung lập), chứ không yêu cầu chúng ta

lảm điều tốt vì họ. Chúng ta quan tâm đến lợi ích của người khác vì chúng ta

đồng ý làm việc đó.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!