04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

như chỗ ở an toàn”. Nếu bạn cùng gia đình đang chạy bão, việc trả giá “cắt

cổ” cho nhiên liệu hoặc nơi trú ẩn không thực sự là trao đổi tự nguyện. Điều

này hơi giống tống tiền. Vì vậy, để xem liệu luật chống giá cắt cổ có công

bằng hay không, chúng ta cần xét các đánh giá đối nghịch nhau về phúc lợi

và tự do.

Nhưng chúng ta cũng cần phải cân nhắc một số lập luận khác. Đa số công

chúng ủng hộ luật chống giá cắt cổ vì một điều gì đó có tính bản năng hơn là

phúc lợi hoặc tự do. Mọi người bị lũ “kền kền” - những kẻ kiếm chác trên sự

tuyệt vọng của người khác - xúc phạm và mong muốn chúng phải bị trừng

phạt, chứ họ chẳng được lợi lộc gì. Tình cảm như vậy thường bị gạt đi vì bị

xem là những xúc cảm cơ bẩn, không nên xen vào chính sách chung hoặc

pháp luật. Như Jacoby viết, “Chỉ trích các nhà cung cấp [“kền kền”] cũng

không đẩy nhanh được tốc độ phục hồi của Florida”.

Nhưng cơn phẫn nộ với những kẻ bán giá cắt cổ không chỉ là sự tức giận vô

thức. Nó gợi lên một lập luận về mặt đạo đức rất đáng quan tâm. Phẫn nộ là

cảm giác tức giận đặc biệt khi bạn tin rằng những kẻ đó nhận được điều

chúng không xứng đáng được hưởng. Phẫn nộ là sự tức giận với điều bất

công.

Crist đã chạm vào ngọn nguồn đạo đức của sự phẫn nộ khi ông mô tả “mức

độ tham lam trong suy nghĩ của những kẻ sẵn sàng lợi dụng những người

đau khổ trong cơn siêu bão”. Ông không kết nối quan sát này với luật về giá

cắt cổ một cách rõ ràng. Nhưng ẩn trong nhận xét của ông là điều gì đó

giống lập luận sau đây, lập luận về đức tính:

Tham lam là tính xấu của loài người, đặc biệt khi nó khiến con người không

quan tâm đến đau khổ của đồng loại. Không chỉ là tính xấu, tham lam còn đi

ngược lại đạo đức công dân. Trong thời kỳ khốn khó, một xã hội tốt kéo mọi

người lại gần nhau. Thay vì ra sức kiếm lợi, con người quan tâm đến nhau.

Một xã hội mà ai cũng lợi dụng hàng xóm của mình để trục lợi lúc khó khăn

không phải là xã hội tốt. Do đó quá tham lam là tính xấu mà xã hội tốt nên

loại trừ nếu có thể. Luật chống giá cắt cổ không loại bỏ lòng tham, nhưng ít

nhất hạn chế lòng tham thể hiện trắng trợn, và biểu hiện việc xã hội không

chấp thuận nó.

Bằng cách trừng phạt chứ không ban thưởng cho hành vi tham lam, xã hội

khẳng định đức tính hy sinh vì lợi ích chung. Việc ghi nhận sức mạnh của

đạo đức trong lập luận về đức tính không có nghĩa là khăng khăng đạo đức

luôn được đặt trước các tiêu chí khác. Bạn có thể kết luận trong một số

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!