04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Nhưng giả sử ai đó đặt ra vấn đề sau: hàng trăm ngàn người tị nạn Ethiopia

chịu nạn đói. Nếu vì nguồn tài nguyên giới hạn chỉ có thể cứu một nhóm

người nhỏ, tại sao Israel không tiến hành rút thăm để xác định sẽ cứu nhóm

bảy ngàn người Ethiopia nào? Tại sao không coi việc chỉ cứu người Ethiopia

Do Thái chứ không phải người Ethiopia nói chung, là một hành động phân

biệt đối xử bất công?

Nếu bạn chấp nhận nghĩa vụ liên đới và thành viên, câu trả lời thật rõ ràng:

Israel có trách nhiệm đặc biệt cứu người Do Thái Ethiopia và trách nhiệm

này cao hơn nghĩa vụ giúp người tị nạn nói chung. Tất cả các quốc gia có

nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền, đòi hỏi cung cấp sự trợ giúp theo khả năng

của mình tới con người ở bất cứ nơi nào đang bị đói khát, ngược đãi hoặc

xua đuổi khỏi quê hương. Đây là nghĩa vụ phổ quát có thể được biện minh

trên cơ sở lý thuyết Kant, là nghĩa vụ với đồng loại mà con người chúng ta ai

cũng có (loại 1). Câu hỏi chúng ta đặt ra là liệu quốc gia có trách nhiệm lớn

hơn, đặc biệt hơn trong việc quan tâm tới người dân của mình. Bằng cách coi

người Do Thái Ethiopia là “anh chị em của chúng ta”, thủ tướng Israel sử

dụng một phép ẩn dụ quen thuộc về tình cảm liên đới. Trừ khi bạn chấp nhận

một khái niệm như thế, nếu không bạn sẽ mắc kẹt khi giải thích tại sao Israel

không tiến hành không vận bằng cách bốc thăm. Bạn cũng sẽ khó bảo vệ

được lòng yêu nước.

Yêu nước là đức hạnh?

Yêu nước là tình cảm đạo đức gây nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng

hiển nhiên yêu nước là một đức tính trong khi nhiều người coi đó là ngọn

nguồn của sự tuân thủ không suy nghĩ, chủ nghĩa bá quyền, và chiến tranh.

Câu hỏi của chúng ta cụ thể hơn: Liệu nghĩa vụ giữa các công dân với nhau

có cao hơn nghĩa vụ họ phải có với những người khác trên thế giới không?

Và nếu có, những nghĩa vụ này có thể được giải thích chỉ trên cơ sở của sự

đồng ý không?

Jean-Jacques Rousseau, người bảo vệ lòng yêu nước hăng hái, lập luận rằng

sự gắn bó và bản sắc cộng đồng là bổ sung thiết yếu cho lòng nhân đạo nói

chung. “Có vẻ như tình yêu với con người suy giảm và yếu dần khi trải rộng

ra toàn thế giới, và chúng ta không xúc động trước thiên tai ở Tartar hay

Nhật Bản như khi một dân tộc châu Âu bị nạn. Quan tâm và thương xót bằng

cách nào đó phải được hạn chế và kiềm chế để chúng còn công hiệu”, ông

cho rằng lòng yêu nước là một nguyên tắc hạn chế, làm tăng cường cảm giác

đồng bào. “Thật tốt khi mọi người tập trung lại để tạo ra lực lượng mới

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!