04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

công khai về công lý và quyền có thể gây khiếp sợ chứ không phải cuốn hút.

Sau tất cả, người dân trong xã hội đa nguyên như Mỹ không đồng ý về lối

sống nào tốt nhất. Lý thuyết chính trị của chủ nghĩa tự do dân chủ được sinh

ra trong nỗ lực tách chính trị và pháp luật khỏi bị lôi kéo vào các tranh cãi

đạo đức và tôn giáo. Các triết lý của Kant và Rawls thể hiện sự diễn đạt đầy

đủ và rõ ràng nhất tham vọng này.

Nhưng tham vọng này không thể thành công. Hiện nay không thể thảo luận

những vấn đề gây tranh cãi nhất về công lý và quyền mà không làm dấy lên

các tranh cãi về mặt đạo đức và tôn giáo. Khi quyết định làm thế nào để xác

định quyền và nghĩa vụ của người dân, không phải lúc nào cũng có thể đặt

sang một bên các quan niệm về lối sống tốt đẹp cạnh tranh nhau. Và ngay cả

khi có thể, chắc gì người ta đã mong muốn làm vậy.

Yêu cầu các công dân trong xã hội dân chủ bỏ lại niềm tin đạo đức và tôn

giáo của mình phía sau khi bước vào thế giới công có vẻ là cách bảo đảm sự

khoan dung và sự tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên trong thực tế điều ngược lại

có thể đúng. Quyết định vấn đề công quan trọng trong khi giả vờ trung lập -

điều không thể đạt được - là nguyên nhân của phản ứng dữ dội và sự oán

giận. Chính trị trống vang cam kết đạo đức cụ thể làm nghèo đời sống dân

sự. Nó cũng tạo điều kiện cho chủ nghĩa tín điều hẹp hòi, cố chấp. Trào lưu

tôn giáo cực đoan bùng nổ ở những nơi mà chủ nghĩa tự do dân chủ sợ đặt

chân đến.

Nếu các cuộc tranh luận về công lý không khỏi lôi chúng ta vào các vấn đề

đạo đức cụ thể thì phải hỏi xem làm sao những cuộc tranh luận này có thể

tiến triển. Có thể nào lý giải công khai về những điều tốt mà không sa vào

những cuộc chiến tranh tôn giáo? Một cuộc thảo luận công khai có cam kết

lớn hơn về mặt đạo đức sẽ trông ra sao, và nó khác gì với loại tranh luận

chính trị mà chúng ta đã quen thuộc? Đây không phải chỉ là vấn đề triết học.

Nó nằm ở trung tâm của những nỗ lực tiếp sinh khí cho các thảo luận chính

trị và đổi mới đời sống dân sự của chúng ta.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!