04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

đặt ra nhiều vấn đề - ít nhất từ khía cạnh công lý. Nhưng trong một thế giới

có khác biệt rất lớn giữa nước giàu và nước nghèo, luận điểm cộng đồng có

thể va vấp với luận điểm bình đẳng, Vấn đề nhập cư phản ánh rõ ràng căng

thẳng này.

Tuần tra biên giới

Cải cách nhập cư là bãi mìn trong chính trị. Một lĩnh vực trong chính sách

nhập cư cần sự ủng hộ chính trị to lớn là quyết tâm siết chặt an ninh biên gi

ới giữa Mỹ với Mexico nhằm hạn chế dòng người nhập cư bất hợp pháp.

Cảnh sát trưởng Texas gần đây đã đưa ra một cách sử dụng Internet tuyệt vời

giúp họ giám sát biên giới. Họ đặt máy quay video ở những nơi dễ vượt biên,

và truyền trực tiếp hình ảnh lên một trang Web. Công dân muốn giám sát

biên giới có thể lên mạng và trở thành “cảnh sát Texas”. Nếu họ nhìn thấy

bất cứ ai cố gắng vượt biên, họ gửi báo cáo lên Văn phòng cảnh sát trưởng.

Văn phòng này sẽ giải quyết vụ việc, đôi khi với sự giúp đỡ của Tuần cảnh

biên giới.

Khi nghe nói về trang web này trên Đài tiếng nói Quốc gia, tôi tự hỏi điều gì

thúc đẩy người dân ngồi giám sát trước máy tính. Đó hẳn phải là công việc tẻ

nhạt, bất động hàng giờ và không có thù lao. Các phóng viên phỏng vấn một

tài xế xe tải miền Nam Texas - một trong hàng chục ngàn người đã tham gia.

Sau một ngày dài làm việc, ông tài xế “về đến nhà, an vị thân hình cao l,9m,

nặng 100kg trước màn hình máy tính, khui một lon Red Bull... và bắt đầu

bảo vệ đất nước”. Tại sao ông làm điều đó, các phóng viên hỏi? Ông tài xế

trả lời: “Điều này mang lại cho tôi một cảm giác nho nhỏ, giống như tôi đang

thực thi pháp luật hay như làm điều gì đó cho tổ quốc”.

Có lẽ đây là một biểu hiện kỳ lạ về lòng yêu nước, thế nhưng lại đặt ra một

câu hỏi trọng tâm trong cuộc tranh luận nhập cư: Trên cơ sở nào các quốc

gia biện minh cho việc ngăn chặn người bên ngoài đến với họ?

Lý lẽ tốt nhất cho việc hạn chế nhập cư là lý lẽ cộng đồng. Như Michael

Walzer đã viết, khả năng điều chỉnh điều kiện cho tư cách thành viên, đặt ra

các điều khoản gia nhập và loại trừ, là “cốt lõi của độc lập cộng đồng”.

Ngược lại, “không thể có các cộng đồng có cá tính, các liên kết hiện hữu, ổn

định về mặt lịch sử của đàn ông và đàn bà với những cam kết đặc biệt với

nhau và ý thức đặc biệt về cuộc sống chung”.

Tuy nhiên với các quốc gia giàu có, chính sách hạn chế nhập cư còn nhằm

bảo vệ đặc quyền. Nhiều người Mỹ lo sợ rằng việc cho phép số lượng lớn

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!