04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

công nghệ thụ tinh ống nghiệm - đã làm vấn đề đạo đức dịu đi trông thấy.

Chi phí giảm đi đáng kể cho cha mẹ tương lai, và lợi ích kinh tế to lớn (so

với mức lương địa phương) mà người mang thai hộ Ấn Độ kiếm được khiến

ta không thể phủ nhận rằng đẻ thuê mang tính thương mại có thể làm tăng lợi

ích chung. Vì vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa vị lợi, thật khó để tranh

luận khi việc mang thai thuê đang nổi lên như một ngành công nghiệp toàn

cầu.

Tuy nhiên, việc thuê mang thai ở nước ngoài trên quy mô toàn cầu cũng tạo

ra những màn kịch gay cấn về mặt đạo đức. Suman Dodia, một phụ nữ 26

tuổi người Ấn Độ mang thai hộ cho một cặp vợ chồng người Anh, trước kia

làm hầu bàn với mức lương 25 đô la/tháng. Với cô, khả năng kiếm được

4.500 đô la cho công việc mang thai chín tháng hẳn là hấp dẫn đến mức hầu

như không thể cưỡng lại được. Tuy nhiên, việc cô đã gửi ba con đẻ của mình

ở nhà và không bao giờ đi khám bác sĩ cho thấy sự đau xót cho vai trò mang

thai của mình. Nhắc đến việc mang thai thuê của mình, cô nói, “Giờ tôi cẩn

thận hơn hồi mang thai con ruột”. Mặc dù lợi ích kinh tế của sự lựa chọn của

cô khi mang thai thuê là rõ ràng, nhưng chúng ta khó mà gọi điều này là tự

do.

Hơn nữa, việc tạo ra một ngành công nghiệp mang thai thương mại quy mô

toàn cầu - chính xác là như một chính sách có chủ ý ở các nước nghèo - làm

tăng ý nghĩ đẻ thuê là hạ thấp danh dự, nhân phẩm phụ nữ, coi cơ thể và khả

năng sinh sản của họ như một loại hàng hóa.

Thật khó tưởng tượng có hai hoạt động nào của con người lại khác biệt nhau

hơn mang thai và chiến đấu. Nhưng những phụ nữ mang thai hộ ở Ấn Độ và

người lính mà Andrew Camegie thuê để đi lính thay ông trong cuộc Nội

chiến có điều cái gì đó chung. Suy nghĩ những điểm đúng đắn và sai trái

trong các tình huống của họ giúp chúng ta đối mặt với hai vấn đề chia rẽ các

khái niệm công lý cạnh tranh nhau: Các lựa chọn chúng ta thực hiện trong thị

trường tự do có mức độ tự do đến đâu? Và có hay không những giá trị, hàng

hóa không thể dùng tiền để mua vì thị trường không thể tôn vinh những

phẩm chất cao của chúng?

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!