04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

“đổ máu” phải là yếu tố cốt lõi. Ông không giải thích lý do tại sao không nên

xét thương tích không đổ máu.

Nhưng cựu đại úy thủy quân lục chiến Tyler E. Boudreau người ủng hộ việc

nên tặng huân chương cho các chấn thương tâm lý - đã có một phân tích

thuyết phục cho cuộc tranh luận này. Ông quy tội phe đối lập là có thái độ

coi căng thẳng tâm lý thể hiện sự yếu đuối - một thái độ thâm căn cố đế

trong quân đội. “Chính nền văn hóa đòi hỏi tính cách cứng rắn cũng khuyến

khích mọi người nghi ngờ rằng bạo lực chiến tranh có thể làm tổn hại những

bản lĩnh mạnh mẽ nhất... Đáng buồn thay, chừng nào văn hóa quân đội của

chúng ta còn coi thường - dù kín đáo - những vết thương tâm lý trong chiến

tranh, thì không chắc những thương binh đó sẽ được nhận huân chương Tử

Tâm”.

Vì vậy, cuộc tranh luận về huân chương Tử tâm không chỉ là tranh cãi mang

tính y tế quanh cách làm thế nào để xác định tính xác thực của thương tích.

Trung tâm của bất đồng là quan niệm đối nghịch về đạo đức cá nhân và lòng

dũng cảm trong chiến tranh. Những người khăng khăng chỉ nên công nhận

vết thương đổ máu tin rằng chấn thương tâm lý thể hiện tính cách yếu đuối,

không xứng đáng được tôn vinh. Những người tin rằng chấn thương tâm lý

cũng đạt yêu cầu lập luận rằng các cựu chiến binh chịu chấn thương dai dẳng

và trầm cảm nặng cũng đã hy sinh vì tổ quốc của họ, và hoàn toàn xứng đáng

được tôn vinh như những binh sĩ bị cụt chân tay.

Cuộc tranh luận quanh vấn đề huân chương Tử tâm minh họa logic về mặt

đạo đức trong học thuyết công lý của Aristotle. Chúng ta không thể xác định

xem ai xứng đáng được nhận huân chương nếu không hỏi huân chương tôn

vinh giá trị gì. Và để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải đánh giá những quan

niệm đối lập về tính cách và sự hy sinh.

Có thể lập luận huân chương quân công là trường hợp đặc biệt, có nguồn gốc

từ đạo lý về danh dự và phẩm giá của thời cổ đại. Bây giờ, hầu hết các lập

luận về công lý của chúng ta nói về cách thức phân phối của cải, hay những

gánh nặng của thời kỳ khó khăn, và làm thế nào để xác định các quyền công

dân cơ bản. Ở khía cạnh này, yếu tố phúc lợi và tự do chiếm ưu thế. Nhưng

lập luận về cái đúng và cái sai của các lý lẽ kinh tế thường dẫn chúng ta quay

trở lại câu hỏi về mặt đạo đức của Aristotle: con người xứng đáng với điều

gì, và lý do tại sao.

Căm giận gói cứu trợ

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!