04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Parker. Họ tuyên bố đã làm vậy trong tình thế bức thiết.

Nếu là thẩm phán, bạn sẽ phán quyết như thế nào? Để đơn giản, đặt khía

cạnh pháp luật qua một bên và giả định bạn được hỏi xem việc giết cậu bé

thử việc có chấp nhận được về mặt đạo đức không?

Lập luận ủng hộ mạnh mẽ nhất cho rằng với tình cảnh nguy khốn lúc đó, cần

phải giết một người để cứu ba người còn lại. Nếu không ai bị giết, tất cả bốn

người đều chết. Parker. kiệt sức và đau ốm, là “ứng viên” hợp lý, vì dù sao

cậu bé cũng sẽ chết sớm. Và khác Dudley và Stephens, cậu bé không phải

nuôi nấng ai. Cái chết của cậu không để lại cảnh vợ góa con côi.

Lập luận này hứng chịu ít nhất hai phản đối: Thứ nhất, người ta có thể hỏi

rằng xét trên tổng thể, liệu lợi ích của việc giết cậu bé thử việc có lớn hơn

thiệt hại (phí tổn) không kể cả khi tính số mạng sống được cứu và hạnh phúc

của những người sống sót và gia đình họ thì một hành động sát nhân như vậy

có thể gây hậu quả xấu cho toàn thể xã hội - chẳng hạn làm suy yếu quy tắc

chống lại việc giết người, hoặc khuyến khích người dân có xu hướng “thay

trời hành đạo”, hoặc làm các vị thuyền trưởng khó tuyển dụng người thử

việc.

Thứ hai, ngay cả sau khi xét mọi khía cạnh và thấy lợi ích cao hơn phí tổn,

chẳng lẽ chúng ta lại không có cảm giác sai trái khi giết và sau đó ăn thịt cậu

bé thử việc không có khả năng tự vệ vì lý do nào đó nằm ngoài tính toán phí

tổn và lợi ích xã hội? Chẳng lẽ lại không phải là sai trái khi đối xử với con

người theo cách đó - khai thác điểm dễ bị tổn thương, lấy đi mạng sống khi

người đó không nhất trí - cho dù làm như vậy khiến nhiều người có lợi?

Với bất kỳ ai kinh hoàng trước hành động của Dudley và Stephens, lý lẽ

phản đối đầu vẫn còn nhẹ nhàng. Lý lẽ này chấp nhận giả định của thuyết vị

lợi là đạo đức cốt ở chỗ cân nhắc giữa lợi ích và phí tổn, và đơn giản lý lẽ

này chỉ muốn tính toán hậu quả đầy đủ hơn mà thôi.

Nếu cái chết của cậu bé thử việc đáng phẫn nộ về mặt đạo đức, lập luận phản

đối thứ hai rõ ràng hơn. Nó bác bỏ ý tưởng việc đúng nên làm chỉ đơn giản

là xét hậu quả - tính toán phí tổn và lợi ích. Đạo đức là cái gì đó hơn thế nữa

- một thứ liên quan đến cách đối xử thích hợp giữa con người với con người.

Hai cách suy nghĩ về vụ thuyền cứu sinh minh họa hai cách tiếp cận công lý

đối nghịch nhau. Phương pháp tiếp cận thứ nhất cho rằng đạo đức của hành

động chỉ phụ thuộc vào kết quả; sau khi đánh giá tất cả các yếu tố, việc đúng

nên làm là hành động nào tạo ra trạng thái kết quả tốt nhất. Cách tiếp cận thứ

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!