04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

tiểu luận liên quan đến chủ đề tôn giáo”.

Kant biết rằng, vào thời điểm ông tuyên bố, nhà vua không có khả năng sống

lâu hơn. Khi nhà vua chết vài năm sau đó, Kant tự coi mình đã được giải

thoát khỏi lời hứa vốn ràng buộc ông “là thần dân trung thành của Bệ hạ”.

Kant sau đó giải thích ông đã lựa chọn lời nói của mình “kỹ lưỡng nhất, Vì

vậy tôi không bị tước đoạt tự do... mãi mãi, mà chỉ bị tước đoạt khi Bệ hạ

còn sống”. Bằng cách tránh thông minh này, con người mẫu mực cho tính

trung thực của người Phổ đã thành công trong việc khiến nhân viên kiểm

duyệt nhầm lẫn mà không nói dối họ.

Thật quá tỉ mỉ? Có lẽ thế. Nhưng có sự khác biệt về mặt đạo đức giữa lời nói

đối cố ý và cách né tránh khéo léo.

Hãy xem cựu Tổng thống Bill Clinton. Không nhân vật nổi tiếng nào ở Mỹ

trong những năm gần đây mà chúng ta còn nhớ từng lựa chọn từ ngữ và đưa

ra lời phủ nhận cẩn thận hơn ông. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống lần

đầu tiên, khi được hỏi liệu ông đã từng sử dụng thuốc kích thích chưa,

Clinton trả lời mình chưa bao giờ vi phạm luật chống thuốc kích thích của

Mỹ và tiểu bang nơi mình sinh sống. Nhưng sau này ông thừa nhận đã hút

thử cần sa khi học tại Oxford, Anh quốc.

Lời phủ nhận đáng nhớ nhất của ông theo kiểu này là để phản ứng với các

báo cáo rằng ông có làm tình trong Nhà Trắng với nữ thực tập sinh 22 tuổi

Monica Lewinsky: “Tôi muốn nói một điều với nhân dân Mỹ. Tôi muốn các

bạn nghe... Tôi không có quan hệ tình dục với người phụ nữ đó, cô

Lewinsky”.

Sau này người ta phát hiện Tổng thống có gặp gỡ tình dục với Monica

Lewinsky, và vụ bê bối đã dẫn đến thủ tục luận tội. Trong phiên điều trần,

một nghị sĩ đảng Cộng hòa tranh cãi với một luật sư của Clinton, Craig

Gregory, về việc liệu lời phủ nhận “quan hệ tình dục” của tổng thống có là

lời nói dối không:

Hạ nghị sĩ BOBINGLIS: Thưa ông Craig, Tổng thống có nói dối người dân

Mỹ khi nói “Tôi không bao giờ làm tình với người phụ nữ đó”? Tổng thống

nói dối đúng không?

CRAIG: Tổng thống đã lầm lạc và gây thất vọng.

INGLIS: Chờ một chút, ông ấy có nói dối không?

CRAIG: Với người dân Mỹ, Tổng thống đã làm họ hiểu lầm và không nói

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!