04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

vụ án) - đã không bị thuyết phục bởi cả hai phản đối trên, ông ủng hộ việc

phải thực thi thỏa thuận, viện dẫn tính thiêng liêng của hợp đồng. Thỏa thuận

là thỏa thuận, và người mẹ ruột không có quyền phá vỡ hợp đồng đơn giản

chỉ vì cô đã thay đổi ý kiến.

Thẩm phán phản bác cả hai phản đối. Đầu tiên, ông bác bỏ quan điểm coi

thỏa thuận của Mary Beth là không tự nguyện, sự ưng thuận của cô vì một lý

do nào đó là sai lầm:

Không bên nào có ưu thế mặc cả. Mỗi bên có thứ mà bên kia muốn. Giá thực

hiện dịch vụ đã được hai bên đồng ý và đã đi đến được thỏa thuận. Không

bên nào ép bên nào. Không bên nào có chuyên môn để ép bên kia vào thế bất

lợi. Không có sự bất tương xứng trong quá trình thương lượng.

Thứ hai, ông bác bỏ quan điểm coi việc dùng tiền thuê đẻ giống việc bán trẻ

em. Thẩm phán cho rằng William Stern - người cha đẻ - không mua em bé

của Mary Beth Whitehead, ông trả tiền cho dịch vụ mang thai đứa con đẻ

của mình. “Khi sinh ra, người cha không mua đứa trẻ. Nó là con đẻ - thực sự

về mặt di truyền sinh học. ông không thể mua thứ đã là của mình”. Vì được

thụ thai với tinh trùng của William, em bé là con của ông - đó là khởi điểm

suy diễn của thẩm phán. Vì vậy, không có vụ mua bán trẻ con nào ở đây cả.

Khoản tiền 10.000 đô la trả cho dịch vụ (mang thai), không phải trả cho sản

phẩm (đứa con).

Thẩm phán Sorkow không đồng ý với ý kiến coi việc cung cấp dịch vụ như

thế là khai thác phụ nữ. Ông so sánh mang thai lấy tiền với việc bán tinh

trùng. Vì đàn ông được phép bán tinh trùng, phụ nữ phải được phép bán khả

năng sinh sản: “Nếu nam giới có thể cung cấp các phương tiện để sinh sản

thì phụ nữ cũng phải được phép làm vậy”. Nếu không được quyền làm thế -

ông nối - là phủ nhận quyền bình đẳng của phụ nữ trước pháp luật.

Mary Beth Whitehead xin phúc thẩm bản án ở Tòa án Tối cao New Jersey.

Với ý kiến nhất trí, tòa tối cao lật ngược phán quyết của Sorkow và tuyên bố

hợp đồng đẻ thuê là vô hiệu. Nhưng tòa cũng trao quyền nuôi dưỡng bé

Baby M cho William Stern với lý do đó là điều tốt nhất cho đứa bé. Không

xét tới hợp đồng nhưng tòa án tin rằng gia đình Stern sẽ nuôi dưỡng bé

Melissa tốt hơn. Nhưng tòa khôi phục quyền làm mẹ của Mary Beth

Whitehead, và yêu cầu tòa cấp dưới xác định quyền thăm con.

Khi viết ý kiến của tòa án, Chánh án Tòa án tối cao Robert Wilentz phủ nhận

hợp đồng đẻ thuê, ông cho rằng nó không thực sự tự nguyện, và cấu thành

hành vi bán trẻ em.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!