04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

hành cùng nhau: Điều đó đúng bởi vì chúng ta là cái tôi tự do và độc lập, vì

thế chúng ta cần một bộ khung cho các quyền đứng trung lập giữa các mục

tiêu, không thiên lệch bất kỳ bên nào trong các tranh cãi về đạo đức và tôn

giáo, để cho công dân tự lựa chọn giá trị cho bản thân mình.

Một số người có thể phản đối rằng không có học thuyết về công lý và quyền

nào có thể trung lập về mặt đạo đức. Ở mặt nào đó, điều này hiển nhiên

đúng. Kant và Rawls không phải người theo thuyết đạo đức tương đối. Bản

thân ý tưởng cho rằng con người cần được tự do lựa chọn mục tiêu cho chính

mình là một ý tưởng đạo đức mạnh mẽ. Tuy nhiên, nó không nói bận nên

sống như thế nào. Nó chỉ yêu cầu rằng cho dù theo đuổi bất kể mục tiêu nào,

bạn phải làm theo cách tôn trọng quyền của người khác theo đuổi mục tiêu

của họ. Sự hấp dẫn của khuôn khổ trung lập nằm chính xác trong việc từ

chối khẳng định lối sống nào được ưa thích hoặc khái niệm về điều tốt.

Kant và Rawls không phủ nhận việc thúc đẩy một số lý tưởng đạo đức.

Tranh cãi của họ là với các lý thuyết công lý đặt nền tảng quyền trên khái

niệm điều tốt. Vị lợi là một trong những lý thuyết như thế, coi điều tốt là tối

đa hóa niềm vui hoặc phúc lợi, và yêu cầu hệ thống quyền có khả năng đạt

được điều này.

Aristotle đưa ra một thuyết rất khác về điều tốt. Không phải là tối đa hóa

niềm vui, mà là nhận rõ bản chất của chúng ta và phát triển năng lực riêng

biệt của con người chúng ta. Lý luận của Aristotle mang tính mục đích luận

vì ông lý luận từ một số quan niệm nhất định về điều tốt của con người.

Đây là kiểu lý luận mà Kant và Rawls phủ nhận. Họ lập luận rằng quyền

phải được đặt lên trước điều tốt. Các nguyên tắc xác định nghĩa vụ và quyền

của chúng ta không được dựa trên bất kỳ quan niệm cụ thể nào về lối sống

tốt đẹp. Kant viết về “sự nhầm lẫn của các triết gia liên quan đến nguyên tắc

tối thượng của đạo đức”. Các triết gia cổ đại đã sai lầm “hiến dâng toàn bộ

nghiên cứu đạo đức của mình cho khái niệm về điều tốt nhất”, và sau đó cố

gắng để thứ này là “nền tảng định rõ các quy tắc đạo đức”. Nhưng theo Kant,

điều này thật lạc hậu và mâu thuẫn với tự do. Nếu chúng ta nghĩ mình là thực

thể tự chủ, đầu tiên chúng ta phải tuân theo quy tắc đạo đức. Chỉ sau đó, sau

khi đã có nguyên tắc xác định nghĩa vụ và quyền của mình, chúng ta mới có

thể hỏi về quan niệm điều tốt tương thích với nó.

Rawls đưa ta một quan điểm tương tự đối với nguyên tắc công lý: “Các

quyền tự do của những công dân bình đẳng không an toàn khi được thiết lập

trên nguyên tắc mục đích luận”. Thật dễ dàng nhận thấy nếu đặt quyền trên

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!