04.12.2020 Views

PHAI TRAI DUNG SAI - MICHAEL SANDEL

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard. Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

Phải Trái Đúng Sai - Cánh Cửa Mở Rộng- Bản dịch TIẾNG VIỆT

PHẢI TRÁI ĐÚNG SAI là quyển sách best-seller tại Mỹ của giáo sư Michael Sandel, đại học Harvard.

Sách bàn về vấn đề đạo đức dưới cái nhìn triết học. Tác giả đưa ra các vụ việc gây tranh cãi về vấn đề đạo đức để mổ xẻ dưới nhiều góc độ, theo quan điểm của các học thuyết triết học khác nhau, mỗi chương trình bày sâu về một học thuyết. Nhờ vậy, tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl được trình bày với sự rõ ràng và gần gũi, mà theo New York Times là "hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy".

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Đối lập 3 (lý trí): mệnh lệnh tuyệt đối - mệnh lệnh giả thuyết

Đối lập 4 (lập trường) thế giới khả giác - thế giới giả niệm

Là thực thể tự nhiên, tôi thuộc về thế giới khả giác. Hành động cua tôi được

xác định theo quy luật tự nhiên và các quy luật nhân quả. Đây là các khía

cạnh hành động con người mà vật lý, sinh học, và thần kinh học có thể mô

tả. Là sinh vật có lý trí, tôi sống ở một thế giới giả niệm. Ở đây độc lập với

quy luật tự nhiên, tôi có khả năng tự chủ, có khả năng hành động theo quy

tắc tôi định ra cho chính mình. Kant cho rằng chỉ đứng trên lập trường thứ

hai (giả niệm), tôi mới có thể xem bản thân mình tự do: “tự do là độc lập với

các quyết định có nguồn gốc từ thế giới khả giác (và đây là điều luôn được

quy cho lý trí)”.

Nếu chỉ là thực thể khả giác, tôi không có khả năng tự do; việc thực hiện ý

chí có thể bị một số quan tâm hoặc mong muốn quy định. Tất cả các lựa

chọn là lựa chọn ngoại trị, bị việc theo đuổi một mục tiêu nào đó chi phối. Ý

chí của tôi không bao giờ là nguyên nhân đầu tiên, chỉ là kết quả của một vài

nguyên nhân cố trước, là công cụ của một (hoặc một .vài) xung lực hoặc lệch

lạc.

Chừng nào còn nghĩ mình tự do, chúng ta không thể nghĩ đến bản thân mình

như một thực thể đơn thuần dựa trên kinh nghiệm[20]: “Khi suy nghĩ mình tự

do, chúng ta chuyển mình vào trong thế giới giả niệm và ghi nhận tính tự chủ

của ý chí cùng với kết quả của nó - đạo đức”.

Vì thế - quay trở lại câu hỏi - làm thế nào có mệnh lệnh tuyệt đối? Chỉ vì “ý

nghĩ tự do làm cho tôi trở thành thành viên của thế giới giả niệm”. Ý kiến

cho rằng chúng ta có thể hành động tự do, chịu trách nhiệm đạo đức về hành

dộng của mình và tôn trọng những người khác chịu trách nhiệm về mặt đạo

đức cho hành động của họ đòi hỏi chúng ta xét mình theo quan điểm này -

quan điểm tác nhân, không chỉ đơn thuần là đối tượng. Nếu bạn thực sự

muốn chống lại khái niệm này và cho rằng tự do và trách nhiệm đạo đức của

con người là ảo tưởng hoàn toàn, thì lý lẽ của Kant không thể chứng minh

bạn sai. Tuy nhiên, sẽ khó có thể hiểu chính mình, hiểu được ý nghĩa của

cuộc sống mà thiếu vắng các khái niệm về tự do và đạo đức. Và, Kant cho

rằng, bất cứ quan niệm nào như thế, chuyển chúng ta tới hai lập trường - lập

trường tác nhân và lập trường đối tượng. Và một khi thấy ảnh hưởng của

hình ảnh này, bạn sẽ thấy tại sao khoa học không thể chứng minh hay bác bỏ

khả năng tự do.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!