12.07.2015 Views

PHỎNG VẤN TÁC GIẢ MINH VÕ - Giao cảm

PHỎNG VẤN TÁC GIẢ MINH VÕ - Giao cảm

PHỎNG VẤN TÁC GIẢ MINH VÕ - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

đầu 1964 và đã từng có những liên hệ với đài này, đã được ủy thác để đem về trao lạiông Nguyễn Thanh Hoàng trong nhóm Văn Nghệ Tiền Phong để yêu cầu phổ biến ởMỹ.Một tháng sau, ở Mỹ xuất hiện một tập thơ mang tựa đề: ‘’Tiếng Vọng Từ ĐáyVực’’, nhưng lại không phải do nhóm Văn Nghệ Tiền Phong in. Mãi đến tháng 10 VănNghệ Tiền Phong mới cho ra được một tập thơ nội dung hầu như y nguyên nhưng vớitựa đề khác: ‘’Bản chúc thư của một người Việt Nam’’ (tác giả: Khuyết Danh.) Cuốisách, Tạp Chí Văn Nghệ Tiền Phong có mấy lời gửi độc giả, giải thích vì sao chưa cóbản dịch Anh ngữ, đồng thời cũng cho biết có người muốn tranh giành bản quyền in, nóithẳng ra là đánh cắp tập thơ. Văn Nghệ Tiền Phong cho in tập thơ với giá bán 150 xu,có thể là lỗ vốn, đồng thời tuyên bố ‘’mọi người đều có toàn quyền in lại, phổ nhạc hoặcdịch thuật’’.Lúc ấy thì chưa ai biết tác giả của ‘’Bản chúc thư’’. Mãi đến tháng 11 năm 1985,hơn 6 năm sau ngày tập thơ được trao cho Sứ Quán Anh tại Hà Nội, nhờ có bà chị ôngThiện là Nguyễn Thị Hảo được phép vào tù thăm em, người ta mới biết tác giả tập thơlà Nguyễn chí Thiện. Nhưng khi tin này loan ra ngoại quốc thì có người tin có ngườikhông. Trong số những người không tin có các ông Lê Tư Vinh, Trần Ngọc Ninh (BácSĩ, Giáo Sư, cựu Bộ Trưởng) và nhà báo Nguyễn Thị Bình Thường. Những vị này đềuviết trên tờ Vạn Thắng của ông Lê Tư Vinh rằng tác giả chính là lãnh tụ Đảng Duy Dân,Thái Dịch Lý Đông A. Họ còn bảo đó là tiếng pháo lệnh của đảng trưởng ban ra để tổngtấn công vào thành trì cộng sản. Một trong những lý do được viện dẫn cho lập luận lạlùng này là hào khí và văn phong của tập thơ giống hệt văn phong trong tập ‘’HuyếtHoa’’ và những tác phẩm khác của Lý Đông A.Cuối năm 1992 ông Trần Nhu, một bạn tù với Nguyễn chí Thiện đã viết một cuốnsách mỏng bác bỏ những ý kiến trên. Chứng cứ mạnh nhất của ông là lý thuyết gia LýĐông A đã mất năm 1946, lúc đó vai trò của Tôn đức Thắng chưa ai biết và cũng chẳngcó địa vị gì trong chính quyền. Trong thơ của Nguyễn chí Thiện thì lại có nói đến ‘’bácHồ và bác Tôn’’ (Bác Hồ rồi lại bác Tôn, cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng. Nước da haibác màu hồng, nước da các cháu nhi đồng màu xanh. Giữa hai cái mặt bành bành,những khăn quàng đỏ bay quanh cổ cò). Như vậy không thể nào là của Lý Đông Ađược. Nhưng các tác giả trong ‘’Vạn Thắng’’ không phục vì họ nghĩ Lý Đông A vẫn cònsống. Năm 1946 ông chỉ mất tích, tuy nhiều người lúc ấy quả quyết ông bị Việt Minh thủtiêu rồi, cũng như trường hợp ông Trương Tử Anh, đảng trưởng Đảng Đại Việt.Gần đây ngay sau khi Nguyễn chí Thiện xuất hiện tại Mỹ bằng xương bằng thịt,vẫn còn có người bảo đây chỉ là Thiện giả, vì Thiện thực đã bị cộng sản giết rồi. Và họlý luận rằng cứ đọc thơ của Thiện sau này so với tập Hoa Địa Ngục thì thấy kém xa.Hơn nữa từ khi sang Mỹ không thấy ông Thiện làm thơ.Nhắc lại những ý kiến trên chỉ là để thêm tin tức chứng tỏ ông Nguyễn chí Thiệnlà người gây sôi nổi về nhiều mặt. Chứ thực ra đến nay thì những lập luận cho rằng đâylà Nguyễn chí Thiện giả không còn đứng vững được. Bằng chứng cụ thể nhất là khi tớiMỹ ông đã đến ở nhà người anh ruột ở Virginia trong một thời gian khá lâu. Mà ngườianh ruột này lại là Trung Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị ‘’học tập cải tạo’’ 13 năm,gần bằng nửa thời gian ở tù của ông em ‘’ngục sĩ’’.Đúng là Nguyễn chí Thiện là người gây sôi nổi, hào hứng trong giới truyền thôngViệt Nam hải ngoại, nếu không nói là trên khắp thế giới. Vì thơ ông đã được dịch ra cácthứ tiếng Anh, Pháp, Đức và Tiệp Khắc. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, người đã từngdịch nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam sang Anh ngữ, gần đây cũng dịch 9 phần 10 những128 PHẢN KHÁNG PHẢN TỈNH THỰC HAY HƯ

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!