27.11.2017 Views

Vi Sinh Lâm Sàng (Tái bản lần thứ 6) - [Authors] Mark Gladwin, William Trattler, C. Scott Mahan - [Nhóm dịch] Nhóm Netter

LINK BOX: https://app.box.com/s/6vyqugh2gab0x877572clqricv7xqkg9 LINK DOCS.GOOGLE: https://drive.google.com/file/d/1tOqzqpqzqzdZGFVTuWJ4wGer_oU-N9yG/view?usp=sharing

LINK BOX:
https://app.box.com/s/6vyqugh2gab0x877572clqricv7xqkg9
LINK DOCS.GOOGLE:
https://drive.google.com/file/d/1tOqzqpqzqzdZGFVTuWJ4wGer_oU-N9yG/view?usp=sharing

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

<strong>Nhóm</strong> <strong>Netter</strong>. Study, study more, study forever!<br />

<strong>Vi</strong>rus biến đổi cấp tính được tìm thấy vào năm 1911, khi Peyton Rous lấy tế bào tự do (cell –<br />

free) được đã được chiết lọc từ một khối u ở gà để tiêm sang con gà khác. Sau đó con gà này<br />

cũng phát triển khối u. Đến nay, tác nhân gây bệnh đã được biết do một loại retrovirus được gọi<br />

là virus sarcoma Rous và trong bộ ADN của virus này có một loại gen sinh ung thư nguyên vẹn<br />

được gọi là src. Khi virus sarcoma Rous lây nhiễm vào một tế bào, nó sẽ thực hiện quá trình<br />

phiên mã ngược ARN thành ADN. Sau đó, ADN được tích hợp vào hệ gen của túc chủ bằng<br />

enzym integrase. Một khi việc tích hợp gen src được hoàn thành, thì sẽ gây ra sự biến đổi áctính.<br />

Gen <strong>Sinh</strong> Ung Thư Của <strong>Vi</strong>rus <strong>Sinh</strong> Ra Từ Đâu?<br />

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong ADN bình thường của túc chủ có một vài trình trự<br />

nucleotit tương đồng với các gen sinh ung thư của virus nhưng đang bị bất hoạt (gen tiền ung<br />

thư). Những đoạn gen này có nhiều khả năng là có liên quan đến quá trình điều hòa sự phát triển<br />

của tế bào. Bằng cách nào đó, trong quá trình lây nhiễm và tích hợp thông thường của virus, đã<br />

xảy ra lỗi trong lúc thực hiện việc ghép nối và virus “bắt giữ” được một đoạn gen tiền ung thư.<br />

Cuối cùng gen tiền ung thư này trở nên được kích hoạt bên trong virus do đó virus bây giờ mang<br />

theo một gen sinh ung thư. Trình tự gen của gen sinh ung thư rất dài đến nỗi hầu như các virus<br />

biến đổi cấp tính phải loại bỏ bớt đi ARN quan trọng của <strong>bản</strong> thân chúng trong quá tình sao chép<br />

virus. Những virus này được gọi là virus biến đổi cấp tính không hoàn chỉnh (defective acute<br />

transforming virus) và yêu cầu phải có thêm một loại virus đồng nhiễm để gây ra ungthư.<br />

<strong>Vi</strong>rus sarcoma Rous được biết là một loại virus biến đổi cấp tính duy nhất không thuộc loại<br />

không hoàn chỉnh (non – defective). Nó có đầy đủ hệ gen ARN cần thiết cho việc sao chép và<br />

còn mang bổ sung gen ung thưsrc.<br />

<strong>Vi</strong>rus Biến Đổi Không Cấp Tính<br />

26.4. Retroviridae khác, nhóm virus biến đổi không cấp tính (non – acute transforming virus),<br />

gây hoạt hóa các gen tiền ung thư ở tế bào túc chủ bằng cách tích hợp ADN của virus vào một<br />

vùng điều hòa mấu chốt. Đây là nhóm virus không mang các gen ung thư nên vì thế có đầy đủ<br />

chỗ trống để chứa hệ gen cần thiết cho quá trình sao chép củavirus.<br />

NHÓM RETROVIRUS GÂY BỆNH Ở NGƯỜI<br />

Vào giữa năm 1970, nhóm retrovirus đã được khám phá ra ở nhiều loài động vât có xương<br />

sống, bao gồm cả loài vượn người. Lúc đó giả thuyết đưa ra rằng con người cũng có thể bị nhiễm<br />

khuẩn với nhóm retrovirus này và đưa đến cuộc tìm kiếm mà kết quả cuối cùng là đã phân lập<br />

được nhóm retrovirus từ các dòng tế bào và từ máu của những bệnh nhân mắc chứng leukemia tế<br />

bào T ở người trưởng thành (adult T – cell leukemia). Loại virus được gọi là human T – cell<br />

leukemia virus (HTLV – 1).<br />

Hiện nay HTLV – 1 có liên quan đến bệnh bại liệt xảy ra ở các vùng nhiệt đới (các đảo ở vùng<br />

Caribe) nên còn được gọi là liệt cứng chi dưới nhiệt đới (tropical spastic paraparesis). HTLV–1<br />

gây ra ung thư bạch cầu (leukemia) cũng đã được mô tả ở Nhật Bản và Caribe.<br />

336

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!