27.11.2017 Views

Vi Sinh Lâm Sàng (Tái bản lần thứ 6) - [Authors] Mark Gladwin, William Trattler, C. Scott Mahan - [Nhóm dịch] Nhóm Netter

LINK BOX: https://app.box.com/s/6vyqugh2gab0x877572clqricv7xqkg9 LINK DOCS.GOOGLE: https://drive.google.com/file/d/1tOqzqpqzqzdZGFVTuWJ4wGer_oU-N9yG/view?usp=sharing

LINK BOX:
https://app.box.com/s/6vyqugh2gab0x877572clqricv7xqkg9
LINK DOCS.GOOGLE:
https://drive.google.com/file/d/1tOqzqpqzqzdZGFVTuWJ4wGer_oU-N9yG/view?usp=sharing

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

<strong>Nhóm</strong> <strong>Netter</strong>. Study, study more, study forever!<br />

1) Nhiễm trùng răng: Một số nhóm liên cầu viridans, đặc biệt là S. mutans, có thể bám<br />

vào răng và lên men đường làm sản xuất ra acid và gây tiêu xương răng (sâurăng!!).<br />

2) <strong>Vi</strong>êm nội tâm mạc: Cho nhóm liên cầu viridans này vào máu, sau đó có thể cấy lên bề<br />

mặt lớp nội mạc (endocardial) của tim, phổ biến nhất là trên van tim đã bị tổn thương trước đó<br />

(như là thấp tim, khiếm khuyết tim bẩm sinh, hoặc sa van 2 lá). Những vi khuẩn này sản xuất ra<br />

chất dextran ngoại bào cho phép chúng bám vào van tim. Dẫn đến viêm nội tâm mạc do nhiễm<br />

khuẩn bán cấp (SBE – Subacute Bacterial Endocarditis), đặc trưng bởi sự tăng trưởng chậm (vì<br />

thế gọi là “bán cấp”) và sự chồng chất lên nhau của vi khuẩn trên van tim (giống như một đống vi<br />

khuẩn nằm chồng lên nhau trên đĩa petri ấy!). Trên lâm sàng, một bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc<br />

do nhiễm khuẩn bán cấp với các triệu chứng tiến triển chậm như sốt nhẹ, mệt mỏi, thiếu máu, và<br />

tiếng thổi tim <strong>thứ</strong> phát do van bị phá hủy. Ngược lại, viêm nội tâm mạc do nhiễm khuẩn cấp tính<br />

là do tụ cầu gây ra, thường là <strong>thứ</strong> cấp vì do sự lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch, và đặc trưng bởi<br />

cơn ớn lạnh xảy ra đột ngột, sốt cao, và van tim bị phá hủy nhanhchóng.<br />

4.5. Khi nghĩ về nhóm liên cầu viridans thì hãy nhớ từ<br />

VERDE, có nghĩa là “màu xanh” trong tiếng Tây Ban<br />

Nha. Bây giờ nhìn vào bức ảnh có lá cây Verde (màu<br />

xanh) ở giữa những chiếc răng cửa mà bạn đã biết như là<br />

cây nho, cây cọ. Khi những chiếc răng đó được nhổ bởi<br />

các nha sỹ thì những lá cây Verde đó đi vào trong máu và<br />

“định cư” ngay trên bề mặt van tim, nhất là các van tim<br />

đó đã bị tổn thương từ trước (như là bị tổn thương do<br />

thấptim).<br />

4.6. <strong>Nhóm</strong> liên cầu viridans thì “ăn” các van tim khá<br />

chậm, trong khi tụ cầu vàng thì ăn rất nhanh (cần chú ý là<br />

các vi khuẩn này xuất hiện theo một dải và cụm tương<br />

ứng!). Các liên cầu viridans ăn mòn các van tim từ từ<br />

như thế thì chỉ làm cho “cây xanh” chậm phát triển vào<br />

trong “đất”. Điều này trái ngược hẳn với tụ cầu vàng, “kẻ<br />

khôn ngoan” này đã nhận được huy chương vàng<br />

(aureus) về khả năng bám vào và gây tổn thương nhanh<br />

chóng các van tim. Do đó viêm nội tâm mạc nhiễm<br />

khuẩn bán cấp (SEB) được gây ra do liên cầu viridans,<br />

trong khi viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấp tính là bệnh lý liên quan đến tụ cầu vàng<br />

(Staphylococcus aureus). Lưu ý rằng liên cầu nhóm D (sẽ được thảo luận bên dưới) cũng có khả<br />

năng gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp.<br />

Điều thú vị không kém đó là dường như liên cầu khuẩn làm việc cùng nhau như một đội để<br />

cùng “củng cố” hơn bệnh lý SBE. Ban đầu, nhóm liên cầu pyogenes gây bệnh sốt thấp khớp (hay<br />

thấp tim), điều này gây tổn thương cho các van tim. Bây giờ, nhóm liên cầu viridans hoặc liên<br />

cầu nhóm D cũng có thể dễ dàng bám lên các van tim và gây raSBE!!!<br />

42

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!