09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

đâu kỷ niệm bằng Sài Gòn, lời lẽ xác định rõ thơ tình hải ngoại mang màu sắc lưuvong chính trị: “ ...Trời Sài Gòn chiều hôm nay còn nhiều mây bay, nhiều niềm đauthương bi hận tràn đầy. Gượng nụ cười giọt lệ trên môi nhìn đất nước tơi bời một thờiem có hay. Những thành phố em sẽ đi qua. đây Ba- Lê, đây Luân- Đôn, đây Vienne,nhưng có đâu bằng Sài Gòn hôm qua, nhưng có đâu bằng Sài Gòn mai sau, em cómơ ngày hát câu hồi hương...”(Trích bài hát “ Em Có Nhớ Mùa Xuân” của Ngô Thụy Miên).Như vậy thì thơ tình hải ngoại lại phân thành hai dạng: Thơ tình trai gái thuầntúy với đôi nét tâm cảnh khi đang ở ngoài nước, dạng thứ hai là thơ tình trai gái vớiđôi nét đan chen lập trường chính trị. Gọi là đôi nét để phân biệt với thơ lưu vonghoàn toàn chính trị, thuộc một chương riêng. Cũng vậy, gọi là thơ tình hải ngoại vớiđôi nét liên hệ đến bối cảnh xa quê hương để phân biệt với thơ về lòng hoài hươngcó tính chất tổng quát bao trùm nhiều phương diện, không chỉ loay hoay chuyện đôilứa. Và thật là bất công khi ta biện biệt chỉ có thơ tình hải ngoại, chứ không phải thơtình phổ quát, mới được dành cho một chương mới trong văn học sử Việt Nam,trong khi số lượng thơ tình hải ngoại chẳng dồi dào bằng thơ tình phổ quát. Hơnnữa, thơ tình mang màu sắc chính trị chỉ mới được dẫn chứng nhờ lời ca trong vàibài hát, chưa sưu tầm được chính phần thi ca thực sự. Xét ra thì có lẽ đúng như vậy,vì văn học sử thật khắc khe: Chấp nhận những gì chỉ có một lần, không đồng dạng,không lặp lại, hoặc phải là tiếng nói đặc thù cho tâm cảnh một thời kỳ mà thôi.(Tạp chí Văn Học, California, số 212+ 213, Mùa Xuân 2004)Ba Lối Hội Nhập Đất Mới Trong Thơ Hải NgoạiHội nhập buồn, hội nhập vui, hội nhập tất nhiên, đó là ba cách ở đời củangười Việt tại hải ngoại. Ba thái độ đó đã phản ánh vào thi ca. Người Việt đã định cưtại hải ngoại qua nhiều đợt ra đi: Đợt di tản, đợt vượt biên, đợt ra đi có trật tự, đợt rađi từ các nước Đông Âu và Liên Xô, sau cùng lẻ tẻ hơn hết là đợt ra đi du học rồi tìmcách ở lại của một số ít người. Phản ánh vào văn chương sâu đậm nhất và dồi dàonằm ở ba giai đoạn đầu.Những thái độ hội nhập không phải là bất biến đối với thi nhân mà ta sẽ nêura làm đại diện, nhưng đó chính là xúc cảm đầu tiên của họ thể hiện vào thơ (Có ởtrong tình trạng định cư thì mới có thái độ, còn riêng những người do con cháu bảolãnh qua đây như một dịp đổi chỗ ở, thoắt đến thoắt đi, họ mặc nhiên nằm ngoàibuồn vui thái độ). Càng định cư lâu thì thái độ dần dần đổi khác, nhưng thơ của tâmcảnh định cư vẫn còn đó, phát biểu của họ vẫn còn đó, giúp cho ta tài liệu về thái độmột giai đoạn trong đời họ, không phải thái độ cho trọn cả cuộc đời. Tuy là giai đoạntrong đời của một cá nhân, nhưng trở thành chứng tích cho từng lối hội nhập đấtmới, nên nhà thơ làm đại diện cho đa số thầm lặng có cùng một thái độ. Ước mongcàng ngày càng dồi dào phần tuyển thơ có cùng nội dung một lối hội nhập, dĩ nhiêncũng cùng có giá trị, và phải có riêng bản sắc. Nếu dễ dãi quá thì còn đâu ý nghĩacủa từ ngữ tuyển thơ.Có một điều hình như trái ngược: Hội nhập buồn mà trở thành vui thì ta gọi làhội nhập vui, vì từ đây người buồn đã quen dần với cảnh mới, lối sống mới, đã cócông ăn việc làm, đã thành công trên thương trường, hoặc con cái đã thành đạt nênngười, thậm chí còn xuất sắc hơn người bản xứ. Nhưng hội nhập vui mà trở thànhbuồn thì ta không gọi là hội nhập buồn, vì không còn giai đoạn hội nhập nữa. Có thểhọ buồn vì làm ăn thất bại, vợ bỏ chồng bỏ, con cái không ra gì, đó là cái buồn chungcủa nhân loại trong cùng một hoàn cảnh, không vì đất mới mà đổ thừa cho hội nhập.Vậy hội nhập buồn chỉ thể hiện ở giai đoạn đầu của mỗi thời kỳ nhập cư, thời di tảncũng có, thời vượt biên cũng có, thời ra đi trật tự cũng có. Giai đoạn mới đến đất mới110 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!