09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây trên đài truyền hình "Little Saigon" vàotháng 6 năm 1998, Nhà Văn Võ Phiến so sánh mình với Nhà Văn Mai Thảo, một bênlà gốc gác thôn quê, một bên là Nhà Văn của thành thị. Và ông tự nhận đã chịu ảnhhưởng và tiếp thu cái đẹp của văn nói từ các Nhà Văn miền Nam như Lê Xuyên,Vương Hồng Sển và mới đây là Nguyễn Văn Trấn. Ông muốn viết sao cho giản dị tựnhiên như nói chuyện, truyền thống khởi xướng từ Nguyễn Đình Chiểu, Trương VĩnhKý, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh. Quan điểm này của ông không mấy khác vớinhững bài báo ông viết cách nay độ ba mươi năm mỉa mai "văn chương hôm nay"của nhóm Sáng Tạo và "văn học viễn mơ" của văn chương bên lề cuộc chiến. (Xinđọc bài Đặng Tiến viết về thi tập "Thơ Thẩn").Nhưng có phải Võ Phiến là Nhà Văn viết xuề xòa, dễ dãi, thiếu chăm sóc vănchương. Có lẽ là không, vì ông đã từng nổi tiếng là Nhà Văn chẻ sợi tóc làm tư, quansát và phân tích tinh tường cảnh vật và con người (Ví dụ đoạn ông viết về cách ănuống biểu lộ cá tính trong tập truyện "Thác Đổ Sau Nhà"). Và trong văn của ông còncó chất thơ, cái thi tính không do cấu trúc của hành văn như Mai Thảo mà do ócquan sát tinh tế vẻ khác thường của cảnh vật bình thường (như đoạn viết về hìnhảnh người mẹ chới với giữa mây trắng bên kia bờ sông cao). Trong tập "Tùy Bút I",Nhà Văn Võ Phiến thường cảm hứng viết về những đề tài bình dân như món mắmdân tộc, món bánh tráng Bình Định, thú uống trà bằng tô lớn, ông chủ quán làm việcrụp rụp hào hứng, những món ăn phổ biến nhờ thời cuộc...Đọc vẫn thấy ông nhưmột người đứng ở ngoài nói về những điều bình dân, chưa thực sự nhập cuộc bằngvăn phong dân gian miền Nam như Hồ Biểu Chánh và Lê Xuyên. Cũng qua tập tùybút đó, ông ưa phân tích đặc điểm địa phương ở Việt Nam như tiếng Huế có âm vựchẹp nhất nước (đều đều, ít trầm bổng), giọng nói Bình Định gần giống như giọng nóimiền Nam (nếu ta nghe danh hề Hoài Linh hát đúng giọng dân ca Phú Yên qua bài"Trách Thân" thì thấy nhận xét của Võ Phiến thật chính xác), tại sao món "cao lầu"chỉ quanh quẩn ở Phố Hội An, người miền Nam khai khẩn đất mới ở đâu thì lấy tênmình đặt tên cho vùng đó (khai thác tới Sài Gòn thì có Bà Điểm Bà Quẹo, tới Cà Mauthì có sông Ông Đốc, gần tới biên giới phía Tây thì có núi Bà Đen...)Như đã nói trên, trong văn Võ Phiến có chất thơ, và ta có cảm tưởng tùy bútmới là thể thơ thích hợp cho ông, Nhà Văn ưa quan sát tỉ mỉ, thích phân tích chi li, vàvới tâm hồn Thi Sĩ. Ta nhận ra được tâm hồn thơ đó qua một số bài tùy bút (khôngphải tất cả) và qua sự nhạy cảm của ông về một vài nhà thơ miền Nam (Tập I và TậpII). So sánh Thơ Võ Phiến và Tùy Bút Võ Phiến, ta thấy thơ như con sông đào khuônkhổ quy định bởi vần điệu, còn tùy bút như con sông thiên nhiên mặc tình trổ nhánhquan sát, tự do đi vào ngõ ngách phân tích. Không cố ý kỳ vọng mà các bài tùy bútsau đây đã là Thơ Võ Phiến. Ít nhất ta lấy ra được ba bài thơ trong tập Tùy Bút I:Mùa xuân Con Én, Hạt Bọt Trà và Những Đám Khói. Ta bay chơi cùng con én: Én cómấy tên, én ăn gì, én ngủ ra sao, én kêu thế nào, én Phan Thiết, én Hà Tiên, énKhánh Hòa...Ta thưởng thức một bát trà Huế qua văn chương của Võ Phiến: Cáchnấu trà cho khách, cách uống trà một hơi thật ngon, cách quệt râu dính bọt trà saukhi uống...Và những đám khói đốt cỏ trên đồng ruộng mênh mông miền Kiến Tườngcứ vất vưởng chất thơ vào tâm hồn ta. Lần đầu tiên đọc được trên tuần báo KhởiHành cách nay chừng 25 năm, vậy mà vẫn là "những hình ảnh tan biến chậm chạp"trong cảm quan người đọc:"Chao ơi, những đám khói đốt cỏ ở chân trời trong nắng trưa, sao mà xúcđộng, cảm hoài. Những đám khói kể lể nỗi niềm bao la cuối một chân trời mênhmông. Đứng him mắt mà trông: Khói lặng lờ, không vội vì, khói bát ngát, nhẫn nại, xavời, hàng giờ, hàng giờ, khói tỏa, vừa hiền từ vừa mơ mộng...Sau một ngày đi, mệtmỏi, tê mê, đến đêm ta vừa đặt lưng xuống nằm ngủ, những đám khói ấy lại ùn lên182 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!