09.07.2015 Views

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM PHÂN ... - Giao cảm

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

mô phỏng tiếng kêu của thú rừng chim muông, những vang vọng từ tiền kiếp xaxăm...Tại sao ngày xưa thấp thoáng tân kỳ mà ngày nay dầy đặc tân kỳ, thiết nghĩchắc có chủ đích. Thì tác giả bảo rằng làm thơ là luyện ngôn như luyện kim, ngàyxưa luyện ít còn bây giờ luyện nhiều, vậy dầy đặc ngôn ngữ tân kỳ là đương nhiêntheo hướng đi tới hoài của lịch sử, càng ngày phải càng hơn xưa. Ta thử đọc mộtđoạn thơ lục bát sau đây để thấy mật độ đậm đặc ngôn ngữ tân kỳ:...Ngủ xù bách gáy hi huNgỗng tao loạn đấm lồng tù không gianNgủ trườn cầu quá biên sanBóng hươu loãng bạt phiêu ngàn tuyết saNgủ lung liêng đốm lửa phàHớ hênh chiếc quán ngủ xa ngoài làng...Ta thử so sánh đoạn thơ trên với ba. thơ lục bát đầu tiên gọi là tân kỳ của ôngđăng trong tạp chí Sáng Tạo cách nay hơn 45 năm, ba. “Khoác kín”. Như một bàncân nghiêng lệch, xưa nặng về phía thi ảnh đẹp quy ước, chỉ điểm xuyết một hai thiảnh tân kỳ, nay thì cán cân lệch về phía tân kỳ, chỉ có hai câu cuối còn vướng chútquy ước.Cũng nhờ hai câu đó mà ta bắt gặp lại cái lúc tiên phong khởi xướng tân kỳcủa nhà thơ Cung Trầm Tưởng. “Hớ hênh chiếc quán ngủ xa ngoài làng” có một chúttân kỳ như “bâng khuâng chiều tới tiếp thu trời buồn”, và “Ngủ lung liêng đốm lửaphà” có một chút tân kỳ như “Tâm tư khoác kín sợ chiều lạnh thêm”, nghĩa là phatrộn tân kỳ và bình thường để tạo nên câu thơ có vẻ mới mà vẫn phảng phất cái đẹpquy ước, dễ được tiếp nhận ngay tức khắc. Cái tân kỳ chừng mực và dễ tiếp nhậnngay tức khắc đó cũng là tâm thức thời ấy đang ước mong một nền văn chương mới,nhưng chưa mường tượng ra được những gì quá cách tân. Tạp chí Sáng Tạo dẫnđường một nền văn chương mới, nhưng cũng là nhờ tâm thức thanh niên yêu vănchương lúc đó đang chờ đợi đón nhận, vì sau 9 năm chiến tranh (1945- 1954) chưaxuất hiện điều gì mới về văn chương ngoài những bài thơ kháng chiến chống Pháp.Cũng như tâm thức hiếu học, ham đi du học của thanh niên giữa thập niên 50 đếngiữa thập niên 60 đã mở ra sẵn sàng do thời thế gây xúc tác, nhờ vậy những “Mùathu Paris công trường lá đổ, dòng sông Seine sương mù, ga Lyon đèn vàng, ngườiem Tây phương tóc vàng sợi nhỏ, những đường tàu mênh mông nối kết các thủ đôvăn minh...”trong thơ Nguyên Sa và Cung Trầm Tưởng được tiếp nhận nồng hậu.Lúc đó còn quá sớm đối với thế hệ du học Hoa Kỳ nên trên tờ Sáng Tạo chưa cónhững bài thơ đẹp gởi về từ Cựu Kim Sơn hay Hoa Thịnh Đốn.Bài nói về tâm thức người thanh niên hơn 45 năm về trước khi đón nhận thơtình du học từ nước Pháp và thơ lục bát hé mở tân kỳ của Thi Sĩ Cung Trầm Tưởngđến đây xin dứt lời.Kính chào quý vịGiải Thích Nhan Đề Bướm TrắngCó những Nhà Văn đặt ra lắm nhan đề tiểu thuyết rõ thật mơ hồ. Bướm Trắngcủa Nhất Linh là một thí dụ. Bởi nó mơ hồ nên nhan đề tiểu thuyết có thể mangnhiều ý nghĩa có tính cách biểu tượng, sự giải thích đôi khi lại đi quá xa: Dựa vàomột phạm trù triết học, dựa vào một thuyết lý văn chương thời thượng.Để tránh sự giải thích gán ghép bằng những kiến thức ngoại tại, tốt hơn hết tanên dựa vào những gì nội tại trong tác phẩm, hoặc dựa vào những từ ngữ đá độngđến nhan đề kia, hoặc dựa vào cốt truyện, hoặc dựa vào khuynh hướng của NhàVăn khi viết cuốn tiểu thuyết ấy.167 <strong>TRONG</strong> DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN <strong>NAM</strong>

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!